Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi 2024

Là một quốc gia phát triển mạnh về nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi nên việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài là rất lớn. Vậy doanh nghiệp cần những điều kiện gì để nhập khẩu loại hàng hóa này? Quy trình nhập khẩu nguyên liệu thức ăn như thế nào? Hãy cùng OZ Việt Nam tìm hiểu nhé!!!

Điều kiện đối với cơ sở nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Cơ sở nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải là cơ sở đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất trong quá trình hoạt động

Sản phẩm nhập khẩu không có chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi

Và Cơ sở nhập khẩu chỉ cần nhập khẩu các loại thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vì thế , để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trước hết, chủ hàng cần kiểm tra xem nguyên liệu nhập khẩu có thuộc nhóm danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu thuộc thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hay không

Các văn bản liên qua – Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Trước khi nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi doanh nghiệp cần tham khảo qua các văn bản pháp luật sau:

– Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: hướng dẫn Nghị định về mua bán hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản;

 – Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT: danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam;

– Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT (sửa đổi bằng Thông tư 50/2014) về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT: hướng dẫn một số điều luật của chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi

Hiện nay sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được chia thành 2 nhóm chính là sản phẩm không thuộc và sản phẩm nằm trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam

Để biết mặt hàng có thuộc danh mục nhập khẩu hay không thì doanh nghiệp tải xuống thông tư số 26/2012/TT-BNNPTNT hoặc danh mục bổ sung (nếu có). Trong trường hợp sản phẩm chưa có trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam thì phải làm thủ tục công nhận chất lượng của thức ăn chăn nuôi.

thu tuc nhap khau nguyen lieu thuc an chan nuoi
Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Thủ tục công nhận chất lượng của nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Đầu tiên, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo điều 6.2 c của thông tư số 66/2011/BNNPTNT. Sau đó, nộp hồ sơ lên Tổng cục Thủy sản (với thức ăn cho tôm cá) hoặc cục Chăn nuôi (cho gia súc gia cầm). Khi có kết quả công nhận thì doanh nghiệp mới đủ điều kiện nhập mẫu về kiểm tra chất lượng

Việc công nhận chỉ mang tính chất tạm thời và ngắn hạn. Nếu muốn nhập khẩu lâu dài thì cần phải làm thêm thủ tục để đưa hàng hóa của mình vào danh sách cho phép nhập khẩu

Còn với sản phẩm đã thuộc danh sách lưu hành tại Việt Nam thì chỉ cần thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Muốn được lưu hành thì sản phẩm cần phải đáp ứng 3 điều kiện dưới đây thì mới được phép lưu hành tại Việt Nam (Điều 5.2 – Thông tư 50/2014 nêu trên):

– Công bố tiêu chuẩn áp dụng (dành cho chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) và công bố hợp quy

– Kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi

– Hồ sơ xin Công nhận đủ điều kiện lưu hành quy định trong Điều 5.3 Thông tư 50.  làm được thủ tục này cũng sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. Dù vậy doanh nghiệp vẫn phải làm thì mới nhập được hàng hoá. Thế nhưng chỉ cần làm 1 làn hồ sơ này, những lần sau khi nhập hàng các bạn sẽ không phải làm thêm lần nữa.

Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Sau khi hàng hóa về tới cảng, cửa khẩu doanh nghiệp mời cơ quan kiểm định có thẩm quyền tới lấy mẫu để đi kiểm tra. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải làm thêm giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật nữa.

Trường hợp hàng hóa không đạt chất lượng thì lô hàng buộc phải tái xuất

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Ở bước này ngoài chuẩn bị bộ hồ sơ xuất nhập khẩu thông thường, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm các chứng từ kiểm tra chất lượng, kiểm dịch nguyên liệu thức ăn nữa.

– Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: 1 bản gốc

– Hợp đồng thương mại (Sales Contract): 1 Bản gốc

Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)

– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list): 1 bản chụp

– Vận đơn (Bill of Lading): bản gốc hoặc bản chụp

– Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O): bản gốc

– Các chứng từ liên quan khác để kiểm tra chất lượng và kiểm dịch nguyên liệu thức ăn 

Bước 2: Làm thủ tục Hải quan

Doanh nghiệp thực hiện truyền tờ khai Hải quan và thực hiện các tác vụ để đưa hàng về kho bảo quản. Khi hàng về kho, doanh nghiệp mời cơ quan kiểm định có thẩm quyền tới lấy mẫu để đi kiểm tra chất lượng

Bước 3: Kiểm tra chất lượng và kiểm dịch nguyên liệu thức ăn nhập khẩu

Đối với hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ động vật doanh nghiệp cần phải làm thêm bước kiểm dịch. 

Doanh nghiệp nộp hồ sơ  cho Cục thú y (thức ăn gia súc, gia cầm) hoặc Tổng cục thủy sản (thức ăn cho tôm cá) để xin được kiểm dịch động vật. Sau khi đã có Giấy phép kiểm dịch, doanh nghiệp sẽ làm việc với chi cục thú y, để lấy mẫu kiểm dịch tại kho

thu tuc nhap khau nguyen lieu thuc an chan nuoi 2 1
Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Bước 4: Thông quan lô hàng

Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng và kiểm dịch nguyên liệu thức ăn đạt thì doanh nghiệp nộp lại cho Hải quan và thông quan lô hàng.

Trên đây là bài viết thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mà OZ Việt Nam muốn gửi đến bạn. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu các bạn còn thắc mắc về quá trình làm thủ tục hải quan, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0972433318 để được giải đáp kịp thời.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 57 ngõ 481 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Website: thutucxuatnhapkhau.com

 

Đánh giá post