THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY RỬA BÁT MỚI NHẤT

Máy rửa bát là thiết bị gia dụng ngày càng phổ biến trong các gia đình hiện nay. Với khả năng làm sạch bát đĩa nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian, máy rửa bát đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết của chị em phụ nữ. Nếu các bạn còn đang thắc mắc về thủ tục nhập khẩu máy rửa bát đĩa, vui lòng tham khảo bài viết dưới đây.

thu tuc nhap khau may rua bat dia 1

Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
  • Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
  • Công văn số 1534/GSQL-GQ1 ngày 26/07/2017
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020

Xác định mã HS của máy rửa bát

Mã HS của máy rửa bát

Máy rửa bát bạn có thể tham khảo phân nhóm 8422 – Máy rửa bát đĩa; máy làm sạch hoặc làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nắp hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự; máy đóng gói hay bao gói khác (kể cả máy bọc màng co nhiệt); máy nạp ga cho đồ uống….

thiet ke chua co ten 38

Vậy mã HS của máy rửa bát dùng trong gia đình có thể tham khảo 84221100

Thuế nhập khẩu thông thường 30%

Thuế nhập khẩu ưu đãi 20%

Thuế GTGT: các doanh nghiệp cần nộp 8% thuế VAT dựa theo giá trị của lô hàng

Những rủi ro khi áp sai mã hs

  • Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc trì hoãn trong thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa. Điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian nhập khẩu hàng hóa và gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp.
  • Chịu phạt: Theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị phạt vi phạm hành chính ít nhất từ 2.000.000 đồng nếu khai sai mã HS. Mức phạt có thể tăng lên gấp 3 lần số thuế phải nộp 
  • Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Dán nhãn và vị trí dán nhãn trên hàng nhập khẩu

Nội dung dán nhãn

Từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành, việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Theo đó, các doanh nghiệp nhập khẩu máy rửa bát cần lưu ý những quy định sau khi dán nhãn hàng hóa:

  • Nhãn hàng hóa phải được dán rõ ràng, dễ nhìn, không bị mờ, nhòe.
  • Nhãn hàng hóa phải thể hiện đầy đủ các thông tin theo quy định, bao gồm:
    • Tên hàng hóa, mã HS.
    • Xuất xứ hàng hóa.
    • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu.
    • Các thông tin cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

Việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu là một khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu máy rửa bát. Doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng quy định về dán nhãn hàng hóa để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.

Vị trí dán nhãn

Dán nhãn hàng hóa là một quy định bắt buộc đối với tất cả các loại hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu. Nhãn hàng hóa giúp người tiêu dùng nhận biết được thông tin về sản phẩm, đồng thời giúp các cơ quan chức năng quản lý hàng hóa một cách hiệu quả.

Với hàng hóa nhập khẩu, nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng, ví dụ như:

  • Trên thùng carton
  • Trên kiện gỗ
  • Trên bao bì sản phẩm

Nhãn hàng hóa cần được dán rõ ràng, dễ nhìn thấy, không bị mờ, nhòe

thiet ke chua co ten 39

Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:

  • Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  • Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
  • Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị các bạn nên dán nhãn lên hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu máy rửa bát.

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy rửa bát đĩa

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy rửa bát đĩa nói riêng, làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Hóa đơn thương mại  (Commercial invoice)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Danh sách đóng gói (Packing list)
  • Chứng nhận xuất xứ (nếu có)
  • Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu

Bài viết đã cung cấp cho bạn các quy trình, thủ tục nhập khẩu máy rửa bát đĩa. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin tham khảo hữu ích. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Nếu có nhu cầu tư vấn dịch vụ khai báo hải quan, vận chuyển chính ngạch vui lòng liên hệ với chúng tôi – OZ Việt Nam theo thông tin dưới đây:

  • Địa chỉ tổng: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề,  Long Biên, Hà Nội
  • Địa chỉ giao dịch: Số 145 ngõ 12 Phan Đình Giót, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân. Tp. Hà Nội
  • Hotline: 0972 433 318
  • Email: xnkngantin@gmail.com
Đánh giá post