Thủ tục nhập khẩu loa thùng là một quy trình phức tạp và đòi hỏi nhiều thủ tục cần phải tuân thủ. Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu loa về Việt Nam phải có kiến thức về các quy định, hồ sơ và thủ tục nhập khẩu. Việc thực hiện đúng các quy định và thủ tục sẽ giúp cho việc nhập khẩu loa được diễn ra thuận lợi và đảm bảo được quyền lợi cho các bên liên quan.
Căn cứ pháp lý nhập khẩu loa thùng
Theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì mặt hàng loa thùng và các loại mặt hàng loa khác không thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu (trừ loa cũ). Do đó, quy trình thủ tục nhập khẩu mặt hàng này được tiến hành như các loại hàng hóa thông thường khác.
Ngoài ra, cũng căn cứ theo Nghị định này, loa thùng cũng không thuộc Danh mục hàng hóa chịu sự quản lý chuyên ngành hay hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu.
Mã HS code và thuế của loa nhập khẩu
Dựa trên biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2022, các thiết bị âm thanh nhập khẩu sẽ có mã HS code được quy định chung như sau:
- Mã HS 8518: bao gồm các sản phẩm như micro và giá đỡ micro, loa có thể đã hoặc chưa lắp ráp vào bên trong vỏ loa, tai nghe với hoặc không có khung chụp qua đầu và có hoặc không có ghép nối với một micro, bao gồm các bộ có một micro và một hoặc nhiều loa, thiết bị điện khuếch đại âm thanh và bộ tăng âm thanh điện.
Chi tiết mã HS của các thiết bị như sau:
- 851821: Loa, đã hoặc chưa lắp vào hộp loa
- 851822: Bộ loa , đã lắp vào cùng một thùng loa
- 851829: Các loại khác
Các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu loa thùng về Việt Nam là:
- Thuế giá trị gia tăng VAT: 10%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 15%
Thủ tục nhập khẩu loa thùng về Việt Nam
Quy trình thủ tục nhập khẩu loa thùng tương đối phức tạp, nếu đây là lần đầu doanh nghiệp bạn nhập khẩu loại sản phẩm này, bạn có thể tham khảo chi tiết các thủ tục nhập khẩu loa thùng ngay sau đây.
Bước 1: Nhận thông báo hàng đến và nộp bộ hồ sơ chứng từ
Bộ hồ sơ chứng từ đầy đủ sẽ bao gồm các loại như sau:
- Sales contract – Hợp đồng thương mại
- Commercial invoice or Invoice – Hóa đơn thương mại
- Packing list – Bảng liệt kê chi tiết hàng hóa
- Bill of Lading – Vận đơn
- C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có)
- Chứng từ khác (nếu có)
- Arrival Notice – Thông báo hàng đến
Bước 2: Người khai hải quan tiến hành khai báo hải quan
Người khai hải quan thực hiện khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan, xuất trình thực tế hàng hoá (nếu có) cho cơ quan hải quan kiểm tra, xem xét.
Tại bước này, bạn sẽ cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ liên quan sau:
- Tờ khai báo hàng hóa nhập khẩu
- Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy thì căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan phải khai báo và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC
- Hóa đơn thương mại
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
- Giấy thông báo miễn kiểm tra
- Tờ khai trị giá
- Giấy tờ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Bước 3: Nộp thuế và lấy lệnh giao hàng
Sau khi bước 2 được thông qua, bạn sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước.
Trong quá trình đóng thuế, bạn cũng cần phải thực hiện lệnh giao hàng và chuẩn bị các giấy tờ như:
- Giấy giới thiệu của công ty nhận hàng theo thông báo hàng đến
- Vận đơn
- Thông báo hàng đến
Bước 4: Mở tờ khai và làm thủ tục thông quan hàng hóa
Sau khi bạn đã mở tờ khai và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan hải quan, và hoàn thiện tờ khai, cơ quan hải quan sẽ cho phép thông quan hàng hóa của bạn chính ngạch.
Bước 5: Tiến hành in phiếu giao nhận, thanh lý và lấy hàng
Sau khi tờ khai hải quan được thông quan, bạn cần truy cập trang web của Tổng cục hải quan để nhập thông số, in mã vạch và phiếu giao nhận để đi thanh lý với cơ quan hải quan giám sát và nhận container để lấy hàng.
Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu loa thùng
Vì mặt hàng thiết bị âm thanh nằm trong diện quản lý rủi ro, chúng thường được xếp vào luồng đỏ và kiểm tra giấy tờ kỹ càng trước khi được thông quan. Các vi phạm nguồn gốc xuất xứ là những lỗi thường gặp nhất khi nhập khẩu thiết bị âm thanh.
Ví dụ, sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc nhưng trên giấy tờ không ghi Made In China mà lại ghi các thông tin khác mang tính hiểu lầm như “technology from Germany”.
Giá cả cũng là một trong những rủi ro của mặt hàng thiết bị âm thanh, đặc biệt là với các loại loa và amply hàng chính hãng nhập khẩu từ các quốc gia như Châu Âu, Anh và Mỹ, có chất lượng cao và giá thành rất đắt đỏ. Do đó, khi nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam, có khả năng sẽ phải trải qua quá trình thương lượng giá trước khi được thông quan.
Dưới đây là tất cả những thông tin liên quan đến quy trình nhập khẩu thiết bị âm thanh được tổng hợp bởi OZ Freight. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất. Chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi.