Hỏi đáp về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam

Bạn đang muốn tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam nhưng còn băn khoăn vì nó phức tạp? Bạn không biết bắt đầu từ đâu và muốn tìm hiểu về các quy trình cần thiết để đảm bảo việc nhập khẩu diễn ra suôn sẻ? Đừng lo, OZ Việt Nam chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây!

Khái quát về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam

Việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam đã có từ bao đời nay và thủ tục nhập khẩu hàng hóa tư Trung Quốc hiện nay đang càng ngày được chú trọng bởi chính phủ hai bên do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế. Trung Quốc với vị thế là nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là một trong những quốc gia có những nguồn cung cấp hàng hóa chủ lực trên thế giới, trở thành một đối tác kinh tế quan trọng cho Việt Nam.

Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam cũng theo đó mà trở nên nghiêm ngặt hơn đòi hỏi các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam hơn để tránh khỏi những rủi ro không đáng có.

Bên cạnh đó, thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam cũng đã được các nước quan tâm và chú ý, không ngừng cải thiện và thay đổi phù hợp với điều kiện của các bên giúp cho thủ tục nhậpkhẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam đơn giản và nhanh chóng hơn.

Câu hỏi 1: Các đối tượng phải làm thủ tục hải quan?

Trả lời:

Các loại hàng hóa và vật phẩm được xuất khẩu, nhập khẩu, và quá cảnh phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam trong hoạt động của cơ quan hải quan bao gồm:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, và quá cảnh.
  • Ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt.
  • Công cụ chuyển nhượng.
  • Vàng, kim loại quý, và đá quý.
  • Sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật, và bảo vật.
  • Bưu phẩm và bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Hành lý của người xuất cảnh và nhập cảnh.
  • Các vật phẩm khác được xuất khẩu, nhập khẩu, và quá cảnh.

Thông tin trên được trích dẫn từ Khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018, sửa đổi và bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015.

Xem thêm: Danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện từ Trung Quốc về Việt Nam

Câu hỏi 2: Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Quy trình nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam có thể được mô tả qua 7 bước như sau:

*Bước 1: Tìm nhà xuất khẩu và tham khảo giá

  • Nhà cung cấp tìm và nắm rõ thông tin về nhà xuất khẩu, hàng hóa và tham khảo chi phí.
  • Thông tin về nhà xuất khẩu: Địa chỉ, số điện thoại, email, skype, thị trường và quy mô công ty,…
  • Thông tin về hàng hóa: Phân khúc, tên mặt hàng, giá cả, thời gian sản xuất và hết hạn…

*Bước 2: Đặt hàng

  • Gửi giấy đặt hàng (order) và thông tin qua email cho nhà xuất khẩu.
  • Giấy đặt hàng gồm thông tin về người bán (Seller) và người mua (Buyer), thông tin hàng hóa, điều kiện giao hàng, tổng tiền và điều kiện thanh toán.

*Bước 3: Thanh toán quốc tế

Dựa vào hợp đồng, nhà cung cấp tiến hành thanh toán quốc tế theo tài khoản hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên.

*Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu quốc tế

  • Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu quốc tế bao gồm: hợp đồng thương mại quốc tế, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói.
  • Lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp.

*Bước 5: Lựa chọn phương thức vận chuyển

Nhà cung cấp lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa phù hợp với các yếu tố như chi phí và thời gian nhận hàng, bao gồm: vận chuyển hàng không, đường biển và đường bộ.

*Bước 6: Chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan tại Việt Nam

Nộp các giấy tờ cần thiết tại Cục Hải Quan, bao gồm:

  • Hợp đồng
  • Hóa đơn thương mại
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc
  • Công bố chất lượng
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng….

Bước 7: Lấy hàng hóa và đưa về kho

Sau khi hoàn thành thủ tục, nhà cung cấp sắp xếp phương tiện vận chuyển để đưa hàng hóa về kho, sử dụng xe container hoặc xe tải nhỏ tùy theo trường

Câu hỏi 3: Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam có chứng từ C/O được hưởng ưu đãi thuế quan không?

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định: C/O là từ viết tắt của “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa”.

Mặt khác tại Điều 5 Thông tư 12/2019/TT-BCT quy định: Hàng hóa được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng các quy tắc xuất xứ dưới đây cũng như các quy định khác tại Thông tư 12/2019/TT-BCT:

– Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

– Được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều Nước thành viên.

– Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại một Nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng các quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2019/TT-BCT.

Như vậy, khi công ty bạn nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và có chứng từ C/O chưa chắc công ty bạn được hưởng ưu đãi về thuế quan, để được hưởng ưu đãi về thuế quan thì hàng hóa công ty bạn nhập phải đáp ứng đủ các điều kiện trên.

Hỏi đáp về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam

Câu hỏi 4: Cấu trúc của mã HS code?

Trả lời:

Các mã HS code được xác định bằng 8 chữ số và được phân tích theo thứ tự từ trái qua phải như sau:

  • Chương (2 số đầu tiên): Mô tả tổng quát về loại hàng hóa, với tổng cộng 98 chương.
  • Nhóm (2 số tiếp theo): Sản phẩm được chia thành các nhóm dựa trên các đặc điểm chung.
  • Phân nhóm (2 số tiếp theo): Các nhóm lớn được phân chia thành các phân nhóm nhỏ hơn, dựa trên các thuộc tính đặc biệt.
  • Phân nhóm phụ (2 số cuối): Mỗi quốc gia có quy định riêng về phân nhóm phụ tùy thuộc vào mức độ chi tiết của sản phẩm.

Ví dụ: Mã HS code cho một loại mũ bảo hiểm cho người đi xe máy là 65061010 và mũ bảo hộ lao động là 65061020.

Dựa vào các mã trên, ta có thể phân tích như sau:

  • Chương 65: Mũ và các vật đội đầu khác và các bộ phận liên quan.
  • Nhóm 06: Mũ và các vật đội đầu khác, có hoặc chưa có lớp lót trang trí.
  • Phân nhóm 10: Mũ bảo hộ.
  • Phân nhóm phụ: 10/20 (quy định cụ thể tùy thuộc vào quốc gia).

Như vậy, ta có thể xác định từ mã HS code các thông tin liên quan đến loại hàng hóa, từ mô tả tổng quát đến các thuộc tính chi tiết của sản phẩm.

Qua các câu hỏi ở trên OZ Việt Nam hy vọng khách hàng đã có được cái nhìn cụ thể và rõ nét hơn về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam. Nếu như khách hàng còn có câu hỏi thêm về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại OZ Việt Nam chúng tôi thì hãy nhanh chóng liên hệ tới số hotline dưới đây. Đội ngũ chăm sóc khách hàng tiến hành giải đáp các thắc mắc hoặc tư vấn về các dịch vụ tại OZ Việt Nam phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ OZ VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 57, ngõ 481 Ngọc Lâm , P. Ngọc Lâm, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.

Hotline: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Website: thutucxuatnhapkhau.com

Đánh giá post