Đông trùng hạ thảo là gì? Tại sao chúng lại được nhập khẩu nhiều tại Việt Nam? Thủ tục nhập khẩu đông trùng hạ thảo bao gồm những gì? Quy trình diễn ra như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược quý được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như trùng thảo hay hạ thảo đông trùng.
Chúng là một giống nấm mọc ký sinh trên một loài sâu non, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Sở dĩ chúng có tên gọi “đông trùng hạ thảo” là bởi vì vào mùa đông, một số sâu non thuộc chi Hepialus bị nhiễm nấm ký sinh Cordyceps sinensis. Sau đó, loại nấm này sẽ hút chất dinh dưỡng từ bên trong cơ thể ấu trùng và lớn lên theo dạng sợi. Sau 1 thời gian, thường là tới mùa hè, sợi nấm phát triển mạnh mẽ nhờ sử dụng dưỡng chất trong xác trùng, nấm thoát ra khỏi xác sâu và vươn lên mặt đất, phát triển thành Đông trùng hạ thảo.
Có khoảng 400 loại đông trùng hạ thảo, hầu hết có nguồn gốc từ Bhutan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nepal, Thái Lan. Phần lớn chúng được nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc về Việt Nam.
Đông trùng hạ thảo có rất nhiều công dụng như dùng làm thực phẩm, dùng làm dược liệu hoặc dùng làm thực phẩm chức năng.
Căn cứ pháp lý để nhập khẩu đông trùng hạ thảo
- Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17/08/2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02/02/2018 quy định chi tiết về thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP ban hành ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ban hành ngày 29/10/2013 của Bộ Tài Chính quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mã HS của đông trùng hạ thảo
Khi muốn xác định chi tiết mã HS code của một mặt hàng nào đó, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào tính chất, tài liệu kỹ thuật, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu, từ đó áp mã chính xác cho mặt hàng.
Đông trùng hạ thảo có mã HS code tham khảo là 1211.90.19 đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Mục 03.
Thủ tục tự công bố đông trùng hạ thảo
Bước 1: Kiểm nghiệm (test mẫu) đông trùng hạ thảo:
- Nhập mẫu đông trùng hạ thảo về để kiểm nghiệm
- Tùy vào mục đích kiểm nghiệm và đặc tính của sản phẩm mà xây dựng chỉ tiêu phù hợp. Quá trình này phải căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) và tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng
- Sau khi xây dựng xong tiêu chuẩn, doanh nghiệp lựa chọn phòng kiểm nghiệm được Bộ Y Tế công nhận để tiến hành test mẫu
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố đông trùng hạ thảo
Hồ sơ tự công bố đông trùng hạ thảo bao gồm:
- Bản tự công bố đông trùng hạ thảo (theo mẫu quy định);
- Bảng kê chi tiết thông tin sản phẩm;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của đơn vị sản xuất hoặc đơn vị nhập khẩu;
- Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm đông trùng hạ thảo (thời hạn trong vòng 12 tháng);
- Mẫu nhãn sản phẩm.
Lưu ý rằng, tất cả tài liệu trong bộ hồ sơ tự công bố đều phải bằng tiếng Việt. Trường hợp chứng từ là tiếng nước ngoài cần phải dịch thuật sang tiếng Việt rồi mới tiến hành quá trình tự công bố.
Bước 3: Nộp bộ hồ sơ tự công bố
Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ tự công bố đông trùng hạ thảo, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ về cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có trụ sở doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện quá trình tự công bố là 10-15 ngày.
Thủ tục nhập khẩu đông trùng hạ thảo
Sau khi có được Bản tự công bố, doanh nghiệp tiếp tục tiến hành các thủ tục nhập khẩu đông trùng hạ thảo về Việt Nam, bao gồm:
- Đăng ký kiểm dịch thực vật và Đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm cho lô hàng.
- Làm thủ tục nhập khẩu đông trùng hạ thảo
Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật bao gồm:
- Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng theo mẫu;
- Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch thực (Phytosanitary Certificate);
- Commercial Invoice;
- Packing list.
Bộ hồ sơ thủ tục hải quan nhập khẩu đông trùng hạ thảo bao gồm:
- Sale contract (Hợp đồng mua bán 02 bản)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa 02 bản)
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
- Các chứng từ khác (nếu có)
- (03 bản chính) Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. (Phụ lục IV Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT).
- (02 bản sao y) Phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis).
- (02 bản sao y) Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của đơn vị nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu (1 bản chính).
- Ủy quyền kiểm dịch thuyền trưởng (1 bản – áp dụng cho hàng rời)
Một số câu hỏi thường gặp
Đối tượng nên sử dụng đông trùng hạ thảo
– Người đang ốm:
Khi ốm, cơ thể chúng ta sẽ suy giảm thể lực và sức đề kháng. Lúc này, bạn nên bổ sung thảo dược để giúp bồi bổ, cơ thể vì thếsẽ mau chóng hồi phục.
– Người gầy yếu, không hấp thụ và suy dinh dưỡng:
Có những người dù ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫ không hấp thụ được. Vì vậy, cơ thể sẽ gầy yếu và trông thiếu sức sống, thậm chí là suy dinh dưỡng. Nếu sử dụng trùng thảo thường xuyên và đúng cách, hệ tiêu hóa sẽ được cải thiện, giúp hấp thu tốt và tăng cân nhanh chóng.
– Người lớn tuổi:
Đối tượng này được khuyến khích sử dụng đông trùng hạ thảo nhiều nhất để phòng chống các bệnh tật tuổi già, bồi bổ gân cốt, làm chậm quá trình lão hóa và kích thích ăn ngủ ngon giấc.
Thuế nhập khẩu đông trùng hạ thảo
Khi nhập khẩu đông trùng hạ thảo, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).
Thuế VAT của đông trùng hạ thảo là 5%.Thuế suất thuế nhập khẩu là 5%, nếu có C/O ưu đãi thì thuế suất thuế nhập khẩu của đông trùng hạ thảo hiện hành là 0%.
Đối tượng nên sử dụng đông trùng hạ thảo
– Người đang ốm:
Khi ốm, cơ thể chúng ta sẽ suy giảm thể lực và sức đề kháng. Lúc này, bạn nên bổ sung thảo dược để giúp bồi bổ, cơ thể vì thếsẽ mau chóng hồi phục.
– Người gầy yếu, không hấp thụ và suy dinh dưỡng:
Có những người dù ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫ không hấp thụ được. Vì vậy, cơ thể sẽ gầy yếu và trông thiếu sức sống, thậm chí là suy dinh dưỡng. Nếu sử dụng trùng thảo thường xuyên và đúng cách, hệ tiêu hóa sẽ được cải thiện, giúp hấp thu tốt và tăng cân nhanh chóng.
– Người lớn tuổi:
Đối tượng này được khuyến khích sử dụng đông trùng hạ thảo nhiều nhất để phòng chống các bệnh tật tuổi già, bồi bổ gân cốt, làm chậm quá trình lão hóa và kích thích ăn ngủ ngon giấc.
Thuế nhập khẩu đông trùng hạ thảo
Khi nhập khẩu đông trùng hạ thảo, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).
Thuế VAT của đông trùng hạ thảo là 5%.Thuế suất thuế nhập khẩu là 5%, nếu có C/O ưu đãi thì thuế suất thuế nhập khẩu của đông trùng hạ thảo hiện hành là 0%.
Nói tóm lại, để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu đông trùng hạ thảo cần phải làm tự công bố đông trùng hạ thảo; làm kiểm dịch và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Nhìn thì đơn giản nhưng khi tiến hành đôi khi sẽ gặp phải những bước khó khăn. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu thì nên tìm một đơn vị logistic uy tín, nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ nhé. OZ Freight luôn ở đây để hỗ trợ bạn!