Thủ tục nhập khẩu ô tô tương đối phức tạp, để nhập khẩu loại hàng này các doanh nghiệp cần phải nắm rõ được những thông tin về điều kiện nhập khẩu, thủ tục, quy định nhập khẩu ô tô. Chi tiết có trong bài viết dưới đây!
Điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu ô tô
Căn cứ theo quy định tại mục II của Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA cấp ngày 31/03/2006 của Bộ Thương mại – Bộ giao thông vận tải – Bộ tài chính – Bộ Công an, khi muốn nhập khẩu ô tô về Việt Nam cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:
- Thời gian không được quá 5 năm kể từ năm sản xuất tới thời điểm ô tô về đến bến cảng Việt Nam.
- Ô tô đã được đăng ký lưu hành tại nước định cư hoặc nước mà công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài tính tới thời gian làm thủ tục ít nhất là 06 tháng.
- Ô tô được đăng ký với thời gian tối thiểu là 06 tháng và được chạy trong một quãng đường tối thiểu là 10.000km tính tới thời điểm về đến Việt Nam.
- Ô tô nhập khẩu không thuộc loại ô tô có tay lái nghịch (tức tay lái bên phải) phải ở dạng tháo rời, hoặc đã thay đổi về kết cấu.
Căn cứ chính sách nhập khẩu ô tô
Ô tô nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo quy định tại Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg cấp ngày 07/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng.
Thủ tục kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu căn cứ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải tại Quyết định số 31/2011/TT-BGTVT cấp ngày 15/04/2011 quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
Tìm hiểu thêm chủ đề chính: Quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Mã HS code của ô tô nhập khẩu
Để xác định được thuế nhập khẩu mặt hàng thì việc quan trọng là phải xác định được mã HS code của sản phẩm. Đối với ô tô nhập khẩu, được xếp vào Nhóm 8703 và phân nhóm cụ thể như sau:
8703: Ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại ô tô thuộc nhóm 87.02), kể cả ô tô chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua.
- 870310 – – Xe được thiết kế đặc biệt để di chuyển trên tuyết; xe đi chơi gôn (golf car) và các loại xe tương tự.
- 870321 – – Loại ô tô có dung tích xi lanh không quá 1.000 cc.
- 870322 – – Loại ô tô có dung tích xi lanh trên 1.000 cc nhưng không quá 1.500 cc.
- 870323 – – Loại ô tô có dung tích xilanh trên 1.500 cc nhưng không quá 3.000 cc.
- 870324 – – Loại ô tô có dung tích xi lanh trên 3.000 cc.
- 870331 – – Loại ô tô có dung tích xi lanh không quá 1.500 cc.
- 870332 – – Loại ô tô có dung tích xi lanh trên 1.500 cc nhưng không quá 2.500 cc.
- 870333 – – Loại ô tô có dung tích xi lanh trên 2.500 cc.
Các loại thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu ô tô
Thuế nhập khẩu (thuế tuyệt đối)
Căn cứ vào phụ lục III, được ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP cấp ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:
a) Đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả ghế lái) có dung tích xi lanh dưới 1.500cc.
Mô tả mặt hàng | Thuộc nhóm mã số trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi | Đơn vị tính | Mức thuế (USD) |
– Dưới 1.000cc | 8703 | Chiếc | 5.000 |
– Từ 1.000cc đến dưới 1.500cc | 8703 | Chiếc | 10.000 |
b) Mức thuế hỗn hợp đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả ghế lái) thuộc nhóm 87.03 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được xác định như sau:
- Đối với xe ô tô loại có dung tích xi lanh từ 1.500cc đến dưới 2.500cc: Mức thuế nhập khẩu = X + 5.000 USD;
- Đối với xe ô tô có dung tích xi lanh từ 2.500cc trở lên: Mức thuế nhập khẩu = X + 15.000 USD;
Trong đó, X được xác định như sau:
X = Giá tính thuế xe ô tô đã qua sử dụng (x) với mức thuế suất của dòng thuế xe ô tô mới cùng loại thuộc Chương 87 trong mục I Phụ lục II – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định này tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 70/2014/QH13 cấp ngày 26/11/2014 của Quốc hội.
Nghị định số 108/2015/NĐ-CP cấp ngày 28/10/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tư số 195/2015/TT- BTC cấp ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Văn phòng quốc hội Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế Gía trị gia tăng
Xe ôtô thuộc đối tượng chịu thuế GTGT là : 10%.
Ngoài ra, sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu xe ô tô theo chế độ tài sản di chuyển, người nhập khẩu có trách nhiệm nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan Thuế địa phương và đăng ký lưu hành xe ô tô để sử dụng tại cơ quan Công an theo quy định.
Thủ tục nhập khẩu ô tô về Việt Nam
Để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu ô tô vào thị trường Việt Nam, cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan
- Hoá đơn thương mại
- Hợp đồng mua bán
- Phiếu đóng gói hàng hoá
- Vận đơn
- Hợp đồng uỷ thác hàng hoá nhập khẩu (nếu uỷ thác)
- Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO)
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 1 Thông tư số 20/2011/TT-BCT cấp ngày 12/5/2011 của Bộ Công Thương quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống như sau:
“Thương nhân nhập khẩu ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục hải quan, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, cần phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
1. 01 bản sao (có xác nhận và đóng dấu) Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật.
2. 01 bản sao (có xác nhận và đóng dấu) Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp.
Sản phẩm liên quan khác: thủ tục nhập khẩu nước hoa ô tô
Một vài câu hỏi thường gặp
Đơn vị và hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu ô tô?
Khi làm thủ tục nhập khẩu xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam hoặc bạn đang là người trong nước nhưng muốn mua xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam thì bạn cần:
làm thủ tục hải quan nhập khẩu xe ô tô tại cơ quan hải quan cửa khẩu càng biển quốc tế như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu hoặc có thể liên hệ các công ty logistics, forwarder để làm các thủ tục nhập khẩu.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có chung biên giới đất liền thì được phép hồi hương cần làm thủ tục nhập khẩu ô tô tại cửa khẩu quốc tế đường bộ.
Những doanh nghiệp nào nên thuê đơn vị uỷ thác nhập khẩu
– Phía nhà cung cấp chỉ là nhà xưởng, không có chức năng xuất khẩu và làm hợp đồng ngoại thương, chứng từ xuất khẩu hàng hóa.
– Phía doanh nghiệp Việt Nam không có tư cách pháp nhân, không ký được hợp đồng với đối tác nước ngoài.
– Doanh nghiệp không tin tưởng nhà cung cấp, muốn ủy thác cho OZ Freight thẩm định, đàm phán, ký kết hợp đồng và hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu.
– Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm về thương mại quốc tế và đội ngũ nhân sự am hiểu xuất nhập khẩu để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa tối ưu chi phí nhất.
Các loại giấy chứng nhận C/O, C/Q là do đơn vị nào cung cấp? Khi nào cần phải có CO, CQ?
1. Khái niệm C/O
– C/O (certificate of origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu.
– Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về XNK của hai nước nhập và xuất khẩu (hiểu là không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).
– Công ty nào xuất khẩu thì công ty đó có nhiệm vụ cung cấp CO cho bên nhập khẩu.
2. Khái niệm về C/Q
C/Q (certificate of quality): là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
Mục đích của C/Q là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá. (Được hiểu là người bán cam kết với người mua về chất lượng hàng hoá theo quy định đã ký trong hợp đồng)
3. C/O, C/Q do đơn vị nào cung cấp?
– C/O do Bộ công thương có quyền cấp. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định
– Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hoá chỉ có quyền công bố các tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến sản phẩm xuất khẩu, nhưng cấp C/Q là cơ quan độc lập có chức năng cấp giấy tờ đó (Thường là cơ quan nhà nước có các thiết bị thẩm định chất lượng)
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu ô tô Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.
Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam
Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0972433318
Email: xnkngantin@gmail.com