Thủ tục nhập khẩu đồ uống mới nhất năm 2024

Đồ uống là thức uống giải khát có hương vị thơm ngon, đa dạng, phù hợp với khẩu vị của nhiều người, lại giá cả phải chăng, dễ dàng mua được ở nhiều nơi. Đây là một thức uống phổ biến và được nhiều người yêu thích và một trong những ngành hàng tiêu dùng nhanh phát triển nhất hiện nay. Vậy việc nhập khẩu đồ uống về Việt Nam cần làm những thủ tục gì? Bài viết này sẽ chia sẻ đầy đủ thông tin cho bạn.

thiet ke chua co ten 32

Cơ sở pháp lý

Xác định mã HS của đồ uống

Trước khi nhập khẩu đồ uống về nước, cá nhân, doanh nghiệp cần xác định được mã HS cho hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, căn cứ vào Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, có thể xác định mã HS của mặt hàng đồ uống thuộc chương 22 – Đồ uống, rượu và giấm.

Để tra cứu chính xác mã HS cho hàng hóa, bạn cần dựa vào loại hàng nhập khẩu thực tế. Cụ thể, dựa tên loại đồ uống, tính chất của sản phẩm sẽ giúp bạn tìm được mã HS cho hàng hóa đó chính xác.

Thủ tục nhập khẩu đồ uống chi tiết

Thủ tục nhập khẩu đồ uống tại Việt Nam được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP về điều kiện an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu. Khi làm thủ tục nhập khẩu nước ngọt, doanh nghiệp cần công bố vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra chất lượng.

Tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm

Đây là bước bắt buộc đối với tất cả các loại đồ uống khi nhập khẩu vào Việt Nam. Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu quy định
  • Tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng
thiet ke chua co ten 30

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Sau khi đã thực hiện tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp sẽ được phép nhập khẩu mặt hàng đồ uống. Trước khi hàng về đến cảng, doanh nghiệp cần đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm bao gồm:

  • Bản tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận đơn vận tải hàng hóa
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng theo mẫu
thiet ke chua co ten 31

Chuẩn bị hồ sơ thông quan hàng hóa

Sau khi đã có Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan. Hồ sơ thông quan hàng hóa bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại – Commercial invoice
  • Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing list
  • Hợp đồng mua bán – Sales contract
  • Vận Đơn – Bill of lading
  • Tờ khai hải quan theo mẫu
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin
  • Chứng nhận công bố vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Chứng nhận đạt chất lượng

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn tiến hành thông quan hàng hóa theo hướng dẫn của cơ quan hải quan. Hàng sau khi đủ điều kiện thông quan thì doanh nghiệp tiến hành đóng thuế và lấy hàng về.

Quy định về nhãn hàng đồ uống khi nhập khẩu

Nội dung bắt buộc trên nhãn hàng đồ uống (trừ rượu) được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, theo đó nội dung bao gồm:

  • Định lượng
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng
  • Thành phần hoặc thành phần định lượng
  • Thông tin cảnh báo
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản

Công ty chúng tôi – OZ Việt Nam luôn  tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ Logistics uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp khai báo hải quan và tư vấn thủ tục khi xuất khẩu mặt hàng này với mức chi phí tốt nhất, dịch vụ tốt nhất tới quý khách hàng. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0972433318 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết về thủ tục xuất nhập khẩu.

Đánh giá post