Cùng với việc nhu cầu sử dụng bình giữ nhiệt tăng cao, việc nhập khẩu những sản phẩm bình giữ nhiệt chất lượng đang là mối quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt, đồng thời cung cấp những thông tin quan trọng để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này.
Căn cứ pháp lý
Thủ tục nhập khẩu bình thủy được quy định trong những văn bản sau đây:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
Căn cứ vào Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, bình giữ nhiệt không nằm trong danh mục các loại hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Vì vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhập mặt hàng này về kinh doanh bình thường. Tuy nhiên đối với bình giữ nhiệt đã qua sử dụng cần nhập khẩu ở dạng phế liệu và phải có giấy phép nhập khẩu.
Căn cứ vào Thông tư số 40/2016/TT-BYT ngày 04/11/2016 của Bộ Y tế thì mặt hàng bình giữ nhiệt không thuộc đối tượng phải kiểm tra an toàn thực phẩm khi nhập khẩu.
Bên cạnh đó, khi làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt nói riêng những đồ tiếp xúc thực phẩm nói chung. Thì phải làm công bố ATTP đối với những mặt hàng này, loại công bố ATTP cho bình thủy là tự công bố.
Ngoài làm tự công bố ATTP ra, thì thủ tục nhập khẩu bình thủy sẽ tiến hành như những mặt hàng bình thường khác.
Bên cạch đó đối với những sản phẩm có in hình, logo của các nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng đã đăng ký bản quyền thế giới. Khi làm thủ tục nhập khẩu thì Quý vị phải có giấy ủy quyền, hoặc văn bản chấp nhận từ hãng cho phép được nhập khẩu.
Mã HS code và biểu thuế nhập khẩu bình giữ nhiệt
Xác định mã HS là công việc đầu tiên doanh nghiệp cần kiểm tra trước khi làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt. Mã HS sẽ cho biết các chính sách nhập khẩu, thuế nhập khẩu và thuế VAT của mặt hàng bình giữ nhiệt nhập khẩu.
Bình thủy hay còn gọi là phích nước, bình chân không được đặt riêng một mã HS trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Các bạn xem mã HS bình thủy theo bảng dưới đây:
Theo bảng trên, mã HS code mặt hàng bình giữ nhiệt nhập khẩu là 96170010.
Biểu thuế nhập khẩu bình giữ nhiệt như sau:
- Thuế nhập khẩu thông thường: 45%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 30%
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
- Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc có CO form E: 0%
Thuế nhập khẩu bình cách nhiệt có hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Để xác định được thuế nhập khẩu cho lô hàng bình giữ nhiệt, doanh nghiệp có thể tham khảo cách tính dưới đây.
Cách tính thuế khi làm thủ tục nhập khẩu bình thủy như sau:
- Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
- Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x 10%.
Theo công thức có thể thấy thuế nhập khẩu bình cách nhiệt phụ thuộc vào % thuế suất. Mức thuế suất phụ thuộc vào mã hs bình cách nhiệt vì thế chọn mã hs cực kỳ quan trọng.Thuế suất nhập khẩu trên đây là thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thì lô hàng phải có chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O).
Doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến hotline của chúng tôi để được tư vấn về cách làm C/O và thuế nhập bình cách nhiệt.
Dán nhãn hàng nhập khẩu
Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp Hải Quan quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt các loại.
Nội dung nhãn mác
Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng bình giữ nhiệt thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:
- Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
- Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
- Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa.
Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật.
Thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt như thế nào?
Bộ hồ sơ nhập khẩu bình cách nhiệt
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bình thủy nói riêng, các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt gồm những chứng từ sau đây:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Hồ sơ tự công bố ATTP
- Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
- Catalog (nếu có)
Trong bộ hồ sơ nhập khẩu trên thì có những chứng từ quan trọng nhất là: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng nhận xuất xứ và hồ sơ tự công bố ATTP. Là những chứng từ quan trọng nhất, còn những hồ sơ khác thì có sẽ phải cung cấp nếu có yêu cầu từ Hải quan.
Trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bình cách nhiệt ở trên thì hồ sơ công bố ATTP là hồ sơ có thể chuẩn bị trước. Và doanh nghiệp nên chuẩn bị trước để tránh tình trạng phát sinh lưu hàng trong cảng, trong kho.
Hồ sơ tự công bố ATTP
Theo điều 4 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 thì mặt hàng bình cách nhiệt bắt buộc phải làm tự công bố ATTP khi nhập khẩu và trước khi đưa ra thị trường.
Quy trình làm công bố ATTP cho bình giữ nhiệt doanh nghiệp cần phải làm những bước sau:
Bước 1: Test sản phẩm mẫu
Sản phẩm mẫu là sản phẩm có thể được lấy từ chính lô hàng nhập khẩu. Hoặc sản phẩm mẫu do doanh nghiệp chuẩn bị từ trước.
Việc test sản phẩm mẫu sẽ được test theo sẽ theo quy chuẩn được ban hành như: 12-1:2011/BYT; 12-2:2011/BYT; 12-3:2011/BYT…
Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng cho bình giữ nhiệt
Sau khi có kết quả test thì doanh nghiệp có thể đăng ky kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu bình thủy. Việc đăng ký này sẽ được duyệt bởi các tổ chức được Bộ Y tế cấp phép.
Sau khi đăng ký kiểm tra chất lượng xong thì có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu bình thủy. Theo quy trình nhập khẩu như các mặt hàng thông thường khác.
Bước 3: Tự công bố sản phẩm
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ cần thiết theo khoản 1 điều năm của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Tiến hành tự công bố trên trang một của quốc gia, việc công bố hoàn tất thì doanh nghiệp mới có thể lưu hành sản phẩm trên thị trường.
Quy trình nhập khẩu bình giữ nhiệt
Tự công bố có thể tiến hành song song khi làm thủ tục nhập khẩu. Đặc biệt là bước kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu bình thủy. Hải quan sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng để tiến hành xử lý thông quan hàng hóa.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ như trên, doanh nghiệp tiến hành thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Kiểm tra quy định, yêu cầu của nhà nước khi nhập khẩu bình giữ nhiệt
- Bước 2: Làm công bố an toàn thực phẩm
- Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tiến hành khai báo hải quan cho hàng hóa
- Bước 4: Tiến hành khai báo hải quan trên phần mềm V5
- Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, doanh nghiệp chỉ cần đóng thuế sau đó kéo hàng về kho
- Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
- Luồng đỏ: Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa
- Bước 5: Sau khi có kết quả kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đạt yêu cầu thì hàng hóa được thông quan
- Bước 6: Doanh nghiệp có thể kéo hàng về kho của mình
Những điều bạn cần lưu ý khi nhập khẩu bình giữ nhiệt
Để lô hàng được thông quan nhanh chóng và hạn chế những rủi ro pháp lý sau này, trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt doanh nghiệp cần lưu ý:
- Hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước để hàng hóa được thông quan.
- Làm công bố ATTP trong khi làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt.
- Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm cần tiến hành trước khi nhập khẩu để tránh phát sinh chi phí lưu kho bãi.
Trong quá trình xác định mã HS code và làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt, doanh nghiệp phải đảm bảo khai đúng các thông tin về nhãn mác, xuất xứ của nguồn hàng nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp vi phạm sẽ phải nộp phạt từ 50.000.000 – 60.000.000 VNĐ/lần phạt tùy vào mức độ sai sót.
Bài viết đã cung cấp cho bạn các quy trình, thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm những thông tin tham khảo hữu ích. Cảm ơn quý doanh nghiệp đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Nếu có nhu cầu tư vấn dịch vụ khai báo hải quan, vận chuyển chính ngạch vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
- Địa chỉ tổng: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
- Địa chỉ giao dịch: Số 145 ngõ 12 Phan Đình Giót, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân. Tp. Hà Nội
- Hotline: 0972 433 318
- Email: xnkngantin@gmail.com