Thủ tục nhập khẩu bát đĩa sứ, nhựa mới nhất 2024

Ngoài những thương hiệu nổi tiếng về bát đĩa sứ mang thương hiệu Việt Nam như Minh Châu, Minh Long,… thì nay có rất nhiều các sản phẩm bát, đĩa sứ, nhựa được nhập khẩu từ nước ngoài làm đa dạng mẫu mã trên thị trường. Vậy thủ tục nhập khẩu bát đĩa về Việt Nam bao gồm những gì? Quy trình diễn ra như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.

thủ tục nhập khẩu bát đĩa

Thủ tục nhập khẩu bát đĩa

Một số thông tin cần biết về bát đĩa sứ, nhựa nhập khẩu

Bát đĩa sứ, nhựa là các sản phẩm cần phải thực hiện thủ tục công bốkiểm tra chất lượng trước khi được lưu hành trên thị trường theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP và thông tư số 05/2018/TT-BYT.

Mã HS code của bát, đĩa gốm sứ, nhựa

Mã HS code của bát đĩa gốm sứ thuộc nhóm 6911

Một số thuế suất nhập khẩu bát đĩa sứ:

– Thuế nhập khẩu thông thường là 52.5%

– Thuế nhập khẩu ưu đãi là 35%

– Thuế GTGT VAT10%

– Thuế nhập khẩu đối với bát đĩa sứ nhập khẩu từ Trung Quốc có C/O form E5%

Mã HS code của bát đĩa bằng nhựa thuộc nhóm 3924

Một số thuế xuất nhập khẩu bát đĩa nhựa:

– Thuế nhập khẩu thông thường là 33%

– Thuế nhập khẩu ưu đãi là 22%

– Thuế GTGT VAT10%

– Thuế nhập khẩu đối với bát đĩa sứ nhập khẩu từ Trung Quốc có C/O form E0%

Thủ tục nhập khẩu bát đĩa

Thủ tục nhập khẩu bát đĩa

Thủ tục nhập khẩu bát đĩa sứ, nhựa

Đăng ký công bố an toàn thực phẩm đối với sản phẩm bát đĩa sứ, nhựa

Để làm thủ tục công bố phía doanh nghiệp cần chuẩn bị một số chứng từ gồm:

– Giấy phép kinh doanh (4 bản sao)

– Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm

Nhãn chính của sản phẩm

Nhãn phụ của sản phẩm

– Phiếu kiểm nghiệm mẫu sản phẩm trong vòng 12 tháng

– Kế hoạch giám sát định kỳ

– Mẫu sản phẩm

Vì cần phải có mẫu hàng hóa để tiến hành kiểm nghiệm nên trước khi nhập khẩu lô hàng thì doanh nghiệp cần nhập ít mẫu về để tiến hành làm thủ tục công bố. Phiếu công bố sản phẩm có hiệu lực 3 năm 

Chuẩn bị bộ chứng từ-Làm thủ tục Hải quan

Bộ chứng từ gồm:

– Tờ khai Hải quan

– Vận đơn (Bill of lading)

– Hợp đồng thương mại (Contract)

– Hóa đơn thương mại (Invoice)

– Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O

– Bảng công bố sản phẩm

– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing List)

– Các chứng từ liên quan (C/Q, catalog,…)

Sau khi chuẩn bị bộ chứng từ tiến hành truyền tờ khai Hải quan điện từ 

Thông quan hàng hóa

Sau khi hàng về tới cảng, doanh nghiệp nộp lại đủ bộ chứng từ và giấy đăng ký công bố kiểm tra chất lượng lại cho Hải quan.

Khi đã có số đăng ký và lô hàng không có vấn đề gì thì doanh nghiệp có thể kéo hàng về kho để bảo quản. Trong thời gian này doanh nghiệp gửi mẫu lên bộ y tế và chờ kết quả công bố. Nếu như mẫu của lô hàng đạt kết quả của bộ y tế thì doanh nghiệp nộp lại kết quả cho Hải quan và thông quan lô hàng.

Như vậy, lô hàng nhập khẩu bát đĩa của doanh nghiệp đã hoàn thành và có thể lưu thông trên thị trường.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu bát đĩa sứ nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Đánh giá post