Phí EBS là gì, Có được tính trong local charges không?

Các bạn làm trong nghề xuất nhập khẩu, logistics chắc hẳn đã nghe đến cái tên phí EBS. Vậy phí EBS là gì? Và phí này có được tính trong phí Local Charges không? Hãy cùng thutucxuatnhapkhau.com đi tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Phí EBS là gì?

EBS (Emergency Bunker Surcharge) là phụ phí xăng dầu cho tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Tương tự hàng đi châu Âu thì tính phí ENS (Entry Summary Declaration).

Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển hãng tàu thu từ chủ hàng đẻ bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Phí EBS không phải là phí được tính trong local charges.

Tại sao có phí EBS?

Được áp dụng từ sau cú số giá dầu lửa vào những năm 1970 khi giá nhiên liệu tăng vọt với biên độ lớn, từ đó những phụ phí nhiên liệu đều tiếp tục được sử dụng như một đặc trưng trong giá dịch vụ vận tải tàu chợ.

Lý do: Yêu cầu các tàu container cần phải duy trì tốc độ cao để đảm bảo cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh, do đó chi phí nhiên liệu là rất lớn. Khi giá dầu tăng đột ngột, các hãng tàu chợ, nhất là trong công hội, không thể điều chỉnh giá cước đủ kịp thời đẻ đối phó với ảnh hưởng bất lợi. Trong trường hợp như vậy, việc điều chỉnh phụ phí nhiên liệu linh hoạt là một công cụ hữu hiệu giúp hãng tàu bù đắp chi phí.

Mỗi hãng tàu và hiệp hội tàu sẽ có bảng phụ phí áp dụng khác nhau. Phụ phí này được tính dưới theo phần trăm của cước biển, hoặc một khoản tiền cụ thể trên một tấn hàng hay môt mét khối hàng hoặc cũng có thể tính trên mỗi container. Tùy vào điều kiện thực tế, hãng tàu có thể giảm phụ phí cho phù hợp như khi giá nhiên liệu ở các cảng trung gian giảm.

phiebswed

Ai là người phải trả phí EBS?

Shipper hay Consignee là người phải trả phí EBS. Dưới đây mình sẽ lấy một ví dụ để các bạn hiểu rõ hơn nhé!

Ví dụ: Công ty X nhập khẩu một lô hàng đồ chơi trẻ em từ Trung Quốc, giá FOB. Đơn hàng phát sinh thêm phí EBS. Công ty X và nhà cung cấp ở bên Trung Quốc đang tranh cãi với nhau xem ai là người phải trả phí này. Công ty X đưa ra lý do vì phí này phát sinh ở Trung Quốc nên nhà cung cấp phải trả. Còn nhà cung cấp đưa ra lý do rằng họ bán giá FOB không phải là người mua cước tàu, mặt khác EBS là phụ phí xăng dầu, nên họ không phải trả phí này.

Vậy trường hợp này bên nào phải trả phụ phí EBS này? 

Để giải quyết tình huống trên chúng ta cần làm rõ 2 vấn đề là hàng được nhập từ quốc gia nào và nhập theo điều kiện gì?

Khi làm hợp đồng mua bán các bên nên tham khảo giá những khoản phí phát sinh đồng thời đưa ra những thỏa thuận, đàm phán các phí này bên nào sẽ phải chịu khi phát sinh trong hợp đồng. Để tránh những tình huống như trên xảy ra, hai bên đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Trường hợp trong hợp đồng không ghi cụ thể bên nào trả phí EBS thì thu EBS ở đâu là do hãng tàu quy định. Dựa vào luật hãng tàu để thu phí này.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến phụ phí EBS. Nếu các bạn có thắc mắc, hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhé hoặc liên hệ tới hotline: 0972433318 để Oz Việt Nam tư vấn nhanh nhất cho các bạn.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8 ngõ 162 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Website: https://ozfreight.com/

 

Đánh giá post