Thủ tục nhập khẩu mực in chi tiết nhất

Có thể nói việc nhập khẩu mực in đang ngày càng được quan tâm do nhu cầu sử dụng máy in hiện nay khá lớn. Vậy thủ tục nhập khẩu mực in mới nhất bao gồm những hồ sơ chứng từ gì? Bài viết dưới đây của OZ Freight sẽ cung cấp một số thông tin liên quan về nhập khẩu mặt hàng này.

Khái niệm về mực in

Mực in là chất lỏng hoặc bột được sử dụng để tạo ra các đốm màu trên giấy để tạo thành các ký tự và hình ảnh. Các loại mực phổ biến được sử dụng trong máy in bao gồm mực in phun và mực in laser.

Mực in phun là loại mực được sử dụng trong máy in phun, trong đó các giọt mực được phun từ đầu phun lên giấy để tạo ra hình ảnh. Mực in phun có thể được sản xuất để tạo ra các màu khác nhau và thường được bán trong các hộp mực hoặc cartridge riêng biệt.

Mực in laser là loại mực được sử dụng trong máy in laser, trong đó các hạt mực được tạo ra từ trục quay và sau đó được tạo thành các ký tự và hình ảnh trên giấy thông qua quá trình nhiệt. Mực in laser thường được bán trong các hộp mực hoặc cartridge và có thể được sản xuất để tạo ra các màu khác nhau.

Về chính sách nhập khẩu mực in

Mực in không nằm trong loại hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, không thuộc loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi làm thủ tục thông quan, do đó nó nhập khẩu bình thường như các loại hàng hóa thông thường khác.

Mã HS mực in

Việc xác định mã HS code chính xác là một trong những việc quan trọng đầu tiên khi tiến hành khai báo hải quan nhập khẩu bất cứ loại hàng hóa gì.

Căn cứ vào thực tế tính chất, thành phần cấu tạo,… của hàng hóa nhập khẩu và áp dụng quy tắc về việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu về Việt Nam tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 65/2017/TT-BTC, Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp ngày 27/06/2017 để xác định mã HS code phù hợp.

Mã HS code của mực máy in nhập khẩu
Mã HS code của mực máy in – hộp mực in

Dưới đây là mã HS code mực in do OZ Việt Nam tổng hợp, mời quý vị tham khảo: +

Mã HS Mô Tả
3215 Mực in, mực viết hoặc mực vẽ và các loại mực khác, đã hoặc chưa cô đặc hoặc làm thành thể rắn
321511 – – Màu đen:- Mực in:
32151110 – – – Mực in được làm khô bằng tia cực tím
32151190 – – – Loại khác
32151900 – – Loại khác
321590 – Loại khác:
32159010 – – Khối carbon loại dùng để sản xuất giấy than
32159060 – – Mực vẽ hoặc mực viết
32159070  – Mực dùng cho máy nhân bản thuộc nhóm 84.72
32159090 – – Loại khác

Thuế suất đối với mực in nhập khẩu

Tuỳ thuộc vào từng mã HS code của mực in, doanh nghiệp sẽ biết được số thuế mình cần phải đóng là bao nhiêu. Cụ thể với mực in có mã HS code thuộc phân nhóm 321511 có mức thuế suất như sau:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 5%.
  • Thuế giá trị gia tăng VAT: 10%.
  • Với những lô hàng có chứng nhận xuất xứ C/O, mức thuế cần phải đóng là: 0%.

Thủ tục nhập khẩu mực in về Việt Nam

Căn cứ vào quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) của Bộ Tài chính quy định, hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thì bộ hồ sơ hải quan hợp lệ cần phải nộp bao gồm:

  • Tờ khai hải quan: bản chính
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá: bản sao (tùy từng chi cục hải quan, hiện tại hầu như ko phải nộp)
  • Hóa đơn thương mại: bản sao
  • Vận tải đơn: bản sao
  • Phiếu đóng gói (Packing list): bản sao
  • Giấy chứng nhận thành phần (COA): bản sao
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có: bản gốc

Thời hạn thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mực máy in

Thời hạn nộp Tờ khai hải quan: Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 Luật Hải quan 2014, đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

Thời hạn nộp các loại chứng từ liên quan:

  • Trường hợp khai báo hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế lô hàng hóa, người khai hải quan cần phải nộp các chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trên hệ thống thông tin online (Hệ thống thông tin một cửa quốc gia).
  • Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình các loại chứng từ liên quan khi đăng ký Tờ khai hải quan.

Nhãn mác mực in khi nhập khẩu

Mực in khi nhập khẩu cần phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành với những nội dung tối thiểu dưới đây:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Một số câu hỏi thường gặp vận chuyển mực in:

Chi phí vận chuyển, thời gian nhập khẩu mực in

Để dự tính giá đầu vào nhằm đưa ra quyết định kinh doanh, bạn cần tìm đơn vị hỗ trợ báo giá để lên dự toán về chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, căn cứ yêu cầu về tiến độ giao hàng, chi phí vận chuyển, tính chất lô hàng mà sẽ có các phương án vận chuyển tối ưu khác nhau, tại từng thời điểm khác nhau. Hàng hóa có thể được vận chuyển bằng nhiều hoặc đa phương thức: đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường chuyển phát nhanh….

Khi nhập khẩu mực in có thể nhập khẩu thêm dung môi chứa Metyl Etyl ketone không?

Thông thường, khi nhập khẩu mực in, người ta sẽ nhập về chung với dung môi, dung môi thì thường có chất Metyl Etyl keton cas no.: 78-9303 (tên gọi khác là Butanone).
Chất này thuộc danh mục tiền chất ma túy, phải xin giấy phép của bộ công thương mới tiến hành nhập khẩu được.

Trên đây là bài viết về thủ tục nhập khẩu mực in. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp các bạn hiểu được về quy trình, cách thức nhập khẩu mực in từ nước ngoài về Việt Nam. Nếu các bạn có thắc mắc về vận đơn đường biển hãy comment dưới bài viết để Oz Việt Nam sẽ giải đáp guips các bạn.

Đánh giá post