Miếng dán cường lực là một miếng kính cường lực dán lên màn hình điện thoại để bảo vệ màn hình điện thoại chống trầy xước, chống khỏi các tác động đến màn hình. Hiện nay nhu cầu sử dụng miếng dán cường lực rất cao nên nhiều doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu kinh doanh. Vậy thủ tục nhập khẩu Miếng dán cường lực thế nào? Quy trình nhập khẩu Miếng dán cường lực ra sao? Tại bài viết này, OZ Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ nhập khẩu mặt hàng miếng dán cường lực sẽ giải đáp những vấn đề trên.
Chính sách nhập khẩu miếng dán cường lực
Miếng dán cường lực không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và cũng không có yêu cầu hay chính sách đặc biệt khi nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu miếng dán cường lực tương tự như khi nhập khẩu hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, để đảm bảo hàng hóa thuận lợi thông quan thì người khai hải quan phải nắm vững nghiệp vụ làm thủ tục hải quan. Nếu bạn không hiểu rõ về thủ tục này thì nên liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan để được hỗ trợ
Mã HS của miếng dán cường lực
Xác định mã HS là công việc đầu tiên doanh nghiệp cần kiểm tra trước khi làm thủ tục nhập khẩu miếng dán cường lực. Mã HS sẽ cho biết các chính sách nhập khẩu, thuế nhập khẩu và thuế VAT của mặt hàng miếng dán cường lực nhập khẩu.
Miếng dán cường lực có HS thuộc Chương 39: Plastic và các sản phẩm làm bằng plastic. Mã HS của miếng dán cường lực là 39199099
Thuế VAT và thuế nhập khẩu ưu đãi miếng dán cường lực năm 2024
- Thuế VAT: 8%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 12%
Dán nhãn hàng nhập khẩu miếng dán cường lực
Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp Hải Quan quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu miếng dán cường lực
Nội dung nhãn mác
Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng miếng dán cường lực thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:
- Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty)
- Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty)
- Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa
- Xuất xứ hàng hóa
Vị trí dán nhãn hàng hóa
Dán nhãn lên hàng hóa là điều cần thiết, khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán nhãn lên các bề mặt kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm hoặc bất kỳ chỗ nào miễn giúp cho việc kiểm tra và dễ nhìn thấy.
Những rủi ro có thể gặp phải khi không dán nhãn hàng hóa
Dán nhãn hàng hóa là điều bắt buộc theo quy định của pháp luật. Nếu như hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn dán bị sai lệch thì nhà nhập khẩu sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau:
- Bị phạt tiền theo quy định , mức phạt được quy định tại điều 22 nghị định số 128/2020/NĐ-CP
- Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ bị hủy bỏ
- Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn dán cảnh báo cho bên xếp dỡ và vận chuyển
Bộ hồ sơ nhập khẩu miếng dán cường lực
Đối với bộ hồ sơ nhập khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ như sau:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
- Commercial invoice – Hóa đơn thương mại
- Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa
- Sales contract – Hợp đồng mua bán
- Bill of Lading – Vận đơn
- Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Giấy phép nhập khẩu
- Các chứng từ khác (nếu có)
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục nhập khẩu miếng dán cường lực mà khách hàng cần lưu ý. Nếu như còn có bất kỳ câu hỏi hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại OZ Việt Nam thì hãy liên hệ tới số hotline: 0972433318 để được chúng tôi tiến hành giải đáp các thắc mắc hoặc tiến hành tư vấn các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.