THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY TÍNH MỚI NHẤT 2024

Máy tính là thiết bị cần thiết phục vụ cho cuộc sống hiện đại cũng như công việc văn phòng. Chính vì điều này không ít doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu trực tiếp mặt hàng này để đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước. Tuy nhiên, để thực hiện quy trình này một cách hiệu quả và thuận lợi thì việc hiểu rõ về thủ tục nhập khẩu là không thể thiếu. Bài viết này sẽ cung cấp một cách chi tiết về quy trình để nhập khẩu máy tính một cách thành công. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!

thu tuc nk may tinh

Cơ sở pháp lý

  • Căn cứ vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;
  • Căn cứ vào Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT ngày 31/05/2023.

Chính sách nhập khẩu máy tính

Máy tính không nằm trong danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu và xuất khẩu tại Việt Nam. Bởi vậy, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này có thể làm thủ tục nhập khẩu máy tính từ các quốc gia nổi tiếng về công nghệ trên thế giới.

Khi làm thủ tục nhập khẩu bất kỳ loại mặt hàng nào thì, đầu tiên phải hiểu được về chính sách nhập khẩu của mặt hàng đó. Chính sách nhập khẩu máy tính các loại được quy định trong các văn bản pháp luật đã nêu trên.

Theo những văn bản pháp luật trên thì mặt hàng Máy tính laptop mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên khi nhập khẩu mặt hàng này cần lưu ý những điểm sau:

  • Hàng điện tử đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu;
  • Máy tính liền CPU hoặc CPU phải làm kiểm tra chất lượng theo thông tư 18/2022/TT-BTTTT;
  • Màn hình máy tính riêng phải làm dán nhãn năng lượng;
  • Khi nhập khẩu máy tính phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
  • Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.

Xác định mã HS của máy tính

Mã HS máy tính

  • Máy tính có mã HS là: 8471
  • Tùy vào thực tế hàng của bạn mà máy tính có mã HS chi tiết dưới đây

Căn cứ theo PHỤ LỤC II – THÔNG TƯ SỐ 04/2023/TT-BTTTT (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

thiet ke chua co ten 62
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 5%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%
  • Thuế GTGT: các doanh nghiệp cần nộp 10% thuế VAT dựa theo giá trị của lô hàng.

Những rủi ro khi áp sai mã HS

Xác định đúng mã HS rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu máy tính. Việc xác định sai mã HS sẽ mang lại những rủi ro như:

  • Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc trì hoãn trong quá trình xử lý thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa.
  • Chịu phạt do khai sai mã HS theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  • Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.

Thủ tục nhập khẩu máy tính như thế nào?

tuong kinh doanh quat suoi trung quoc nhap quat suoi trung quoc bang cach nao 2

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy tính

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy tính nói riêng, nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

Sau đây là bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy tính cá nhân, để bàn các loại:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Vận đơn (Bill of lading);
  • Chứng nhận xuất xứ (nếu có);
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng;
  • Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.

Trong bộ hồ sơ trên thì những chứng từ sau là quan trọng nhất: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn. Đối với những chứng từ khác sẽ phải cung cấp khi được yêu cầu từ phía hải quan.

Chứng nhận xuất xứ là chứng từ không bắt buộc. Tuy nhiên, để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì người mua nên yêu cầu người bán cung cấp. Mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thường là 0%.

Quy trình kiểm tra chất lượng máy tính

Những loại máy tính phải kiểm tra chất lượng khi làm thủ tục nhập khẩu gồm: Thiết bị được thiết kế chứa trong cùng một vỏ, có ít nhất một đơn vị xử lý trung tâm, một đơn vị nhập và một đơn vị xuất, kết hợp hoặc không kết hợp với nhau, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng:

  • Truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2.4 GHz;
  • Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;
  • Đầu cuối thông tin di động mặt đất;
  • Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);
  • Phát, thu – phát vô tuyến cự ly ngắn.

Quy trình làm kiểm tra chất lượng khi làm thủ tục nhập máy tính gồm những bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bộ chứng từ để đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm: Hợp đồng, invoice, bill of lading, packing list, tờ khai, có thể cung cấp thêm C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ), C/Q (Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa) hoặc Test Report mà bên xuất khẩu đã làm. Ngoài ra phải có Mẫu Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.

Bước 2: Nộp bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng

Sau khi có đầy đủ hồ sơ đăng kiểm thì mang hồ sơ giấy đến cơ quan đăng kiểm để nộp và xin xác nhận lên đơn đăng ký để có thể làm thủ tục nhập khẩu máy tính.

Bước 3: Kiểm tra hàng hóa thực tế

Đối với hàng của Bộ TT&TT thì hầu hết các sản phẩm đều phải gửi đến Trung Tâm Kỹ Thuật – Cục Tần Số Vô Tuyến Điện để kiểm tra mẫu. Sau khi kiểm tra mẫu xong thì sẽ có biên bản thử nghiệm mẫu và có thể xin giấy chứng nhận hợp quy.

Bước 4: Thông báo kết quả và cấp chứng thư

Sau khi kiểm tra chất lượng hàng hóa xong thì cơ quan kiểm tra sẽ cấp chứng thư đạt chất lượng hoặc không đạt chất lượng. Có chứng thư thì có thể thực hiện thông quan hàng hóa.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy tính

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy tính cũng như bao mặt hàng thiết bị điện khác. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Sau đây là những bước chính xử lý thủ tục nhập khẩu các loại máy tính.

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS máy tính. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm khai báo hải quan.

Việc khai báo tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan. Đòi hỏi người nhập khẩu phải có hiểu biết về việc nhập liệu lên phần mềm. Không nên tự ý khai tờ khai hải quan khi chưa hiểu rõ về công việc này. Việc tự ý khai có thể bị sai những điểm không thể sửa trên tờ khai hải quan. Lúc đó sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian để khắc phục.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng thì người khai hải quan phải thực hiện khai báo tờ khai hải quan. Nếu để quá thời hạn này thì người nhập khẩu phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Việc mở tờ khai phải tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Người khai báo phải mang hồ sơ đến Chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai hải quan. Trong thời hạn quá 15 ngày tờ khai sẽ bị hủy và Quý vị phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 3. Thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai, lúc này có thể đóng lệ phí và thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Trong một số trường hợp tờ khai sẽ được giải phóng để mang hàng về kho bảo quản trước. Sau khi bổ sung đầy đủ hồ sơ thì hải quan sẽ tiến thành thông quan tờ khai hải quan. Khi tờ khai chưa thông quan thì cần phải tiến hành các thủ tục để cho tờ khai thông quan. Nếu quá hạn thì sẽ phải đối mặt với phí phạt và sẽ mất rất nhiều thời gian.

Bước 4. Mang hàng về bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Lưu ý hàng hóa có thể được phép mang hàng về kho bảo quản trước khi tờ khai thông quan khi có sự chấp nhận từ phía Hải quan.

Đăng ký dán nhãn năng lượng

Theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg thì mặt hàng màn hình máy tính phải được dán nhãn năng lượng: Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng. Trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu
  • Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
  • Nhãn phụ của sản phẩm
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Các Lưu Ý Khi Nhập Khẩu Máy Tính Về Việt Nam

Máy tính là nhóm sản phẩm không bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, quy định nhập khẩu máy tính chỉ áp dụng cho những sản phẩm mới hoàn toàn. Đối với những thiết bị đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu.

Để tránh những rắc rối về pháp lý trong quá trình nhập khẩu, bạn cần kiểm tra thiết bị kỹ lưỡng. Hãy yêu cầu đơn vị phân phối thông báo đầy đủ, trung thực về tình trạng của máy tính. Phương án tốt nhất là nhập khẩu máy tính trực tiếp từ nhà sản xuất và không qua các đại lý trung gian.

OZ Việt Nam sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bạn đầy đủ từ A đến Z từ hỗ trợ chuẩn bị các chứng từ liên quan đến lô hàng như: Packing list, invoice, xin cấp C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa), Phyto (chứng nhận kiểm dịch thực vật), xin giấy phép xuất nhập khẩu,… đến hun trùng, làm thủ tục khai báo hải quan, book cước tàu & máy bay vận chuyển,… đóng gói hàng xuất khẩu và cả bảo hiểm hàng hóa (nếu cần).

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu máy tính. Nếu các bạn có góp ý để bài viết hoàn thiện hơn vui lòng để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ hotline: 0972433318 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết về thủ tục xuất nhập khẩu.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

5/5 - (1 bình chọn)