Thủ tục nhập khẩu dầu bôi trơn 2024

Bạn đang muốn nhập khẩu dầu bôi trơn từ nước ngoài về để kinh doanh nhưng lại không biết thủ tục nhập khẩu thể nào? Thuế nhập khẩu là bao nhiêu? Hay các quy định quản lý của nhà nước về mặt hàng này ra sao? Liệu rằng nhập khẩu dầu bôi trơn này có đơn giản hay khó khăn gì không? 

Tại bài viết dưới đây, OZ Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết về thủ tục nhập khẩu dầu bôi trơn để các bạn có thể nắm được chính xác hơn.

Dầu bôi trơn là gì?

Dầu bôi trơn hay còn được gọi là dầu nhờn hoặc dầu nhớt. Là loại dầu được dùng để bôi trơn cho hệ thống động cơ của máy móc hoạt động được trơn chu hơn. Dầu bôi trơn được chế tạo từ hỗn hợp dầu gốc kết hợp với các phụ gia.

Dầu bôi trơn được cấu tạo bởi hai thành phần chính là dầu khoáng và chất phụ gia.

Công dụng của dầu bôi trơn:

  • Do trong quá trình máy móc vận hành, các động cơ sẽ có sự ma sát của bề mặt kim loại với các chi tiết hoặc một số bộ phận tiếp giáp với chi tiết máy dẫn đến làm mòn chi tiết máy. Lúc này dầu bôi trơn sẽ làm nhờn và bôi trơn bề mặt kim loại, dẫn đến giảm hệ số ma sát, bảo vệ và chống rỉ cho bề mặt chi tiết.
  • Ngoài ra dầu bôi trơn còn có công dụng làm sạch và bảo về các chi tiết được bôi trơn khỏi các hạt mài mòn nhằm nâng cao tuổi thọ máy móc, làm mát động cơ, làm kín máy, …
nhập khẩu dầu bôi trơn
Thủ tục nhập khẩu dầu bôi trơn (Hình minh họa)

Về chính sách mặt hàng

Căn cứ vào Thông tư 08/2013/TT-BCT thì “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan”.

Căn cứ vào Thông tư số 34/2013/TT-BCT theo đó, mặt hàng dầu bôi trơn mỡ bôi trơn (mã HS: 2710…) các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) không được quyền nhập khẩukhông được quyền phân phối.

Căn cứ vào  Thông tư 06/2018/TT-BKHCN, việc nhập khẩu dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong bắt buộc phải tuân theo các quy định của QCVN 14:2018/BKHCN. 

Đối với mặt hàng dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đôt. Doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành làm chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra kinh doanh và lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Hs Code và thuế nhập khẩu dầu bôi trơn

Để thủ tục nhập khẩu dầu bôi trơn được diễn ra trơn chu và hoàn thiện thì việc xác định Hs Code là điều rất quan trọng. Mã Hs code sẽ giúp bạn nắm được toàn về quy định chính sách cũng như thuế nhập khẩu đối với mặt hàng đó.

Hs code của dầu bôi trơn các bạn có thể tham khảo mã Hs code sau:

Phân nhóm 2710: Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải(SEN).

Dầu bôi trơn thuộc phân nhóm này thì Thuế nhập khẩu từ 4,5-30% 

Thuế VAT: 10%

Phân nhóm 3403: Các chế phẩm bôi trơn (kể cả các chế phẩm dầu cắt, các chế phẩm dùng cho việc tháo bu lông hoặc đai ốc, các chế phẩm chống gỉ hoặc chống mài mòn và các chế phẩm dùng cho việc tách khuôn đúc, có thành phần cơ bản là dầu bôi trơn) và các chế phẩm dùng để xử lý bằng dầu hoặc mỡ cho các vật liệu dệt, da thuộc, da lông hoặc các vật liệu khác, nhưng trừ các chế phẩm có thành phần cơ bản chứa từ 70% trở lên tính theo trọng lượng là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ khoáng bi-tum.

Dầu bôi trơn thuộc phân nhóm này thì Thuế nhập khẩu từ 7,5-30% 

Thuế VAT: 10%
Ngoài ra theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14, các doanh nghiệp khi nhập khẩu mặt hàng dầu bôi trơn sẽ buộc phải nộp thuế bảo vệ môi trường.

Thủ tục nhập khẩu dầu bôi trơn
Thủ tục nhập khẩu dầu bôi trơn

Thủ tục nhập khẩu dầu bôi trơn

Căn cư theo quy định hiện hành, khi nhập khẩu mặt hàng dầu nhớt thì phải tiến hành làm công bố hợp quy, đồng thời tiến hành kiểm tra chất lượng. Vấn đề này đã được nêu rõ trong thông tư 10/2018/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 06/2018/TT-BKHCN.

Thông tư 06/2018/TT-BKHCN được quy định và áp dụng với loại dầu nhớt sau đây:

+ Dầu nhớt dùng cho động cơ đốt trong, đây là loại dầu chuyên dụng cho dòng động cơ đốt 2 kỳ và 4 kỳ. Cụ thể là dầu gốc khoáng, dầu tổng hợp, dầu bán tổng hợp. 

+ Dầu nhờn dành riêng cho động cơ 4 kỳ. Đây là loại dầu chuyên dụng cho động cơ đốt tỏng 4 chu trình.

+ Dầu nhờn dành riêng cho động cơ 2 kỳ. Đây là loại dầu chuyên dụng dành cho động cơ đốt trong 2 chu kỳ.

Bộ hồ sơ chuẩn bị để làm công bố hợp quy bao gồm:

Hợp đồng thương mại (Sales Contract)

– Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)

– Hóa đơn thương mại (Invoice)

– Đơn công bố hợp quy

– Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)

– Vận đơn (Bill of lading)

Tiếp theo, đến thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng cho dầu bôi trơn, dầu nhờn

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm:

– Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng

– Hợp đồng thương mại

– Hóa đơn thương mại

– Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có)

– Nhãn phụ hình ảnh công bố hợp quy

Trên đây là bài viết về thủ tục nhập khẩu dầu bôi trơn mà OZ Việt Nam muốn gửi đến bạn. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu các bạn còn thắc mắc về quá trình làm thủ tục hải quan, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0972433318 để được giải đáp kịp thời.

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế Oz Việt Nam

Địa chỉ: Số 8 ngõ 162 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Website: ozfreight.vn

Đánh giá post