Ngành xuất nhập khẩu là ngành số 1 được nhà nước ưu tiên và cũng là ngành mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và toàn thế giới. Vậy ngành xuất nhập khẩu là gì? Cầm học gì, làm gì trong ngành xuất nhập khẩu? Bài viết này của OZ Việt Nam sẽ giúp các bạn hiểu hết tất tần tật những kiến thức cơ bản trong ngành.
Ngành xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu hay Export & Import là cụm từ chung cho 2 hoạt động chính xuất khẩu (Export) và nhập khẩu (Import). Hiểu đơn giản, xuất nhập khẩu là hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau trên cơ sở dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.
Ở đây, xuất khẩu là việc các doanh nghiệp, cá nhân của quốc gia này bán hàng cho doanh nghiệp, cá nhân của quốc gia khác. Và ngược lại, nhập khẩu là cá nhân và doanh nghiệp của quốc gia này mua hàng từ cá nhân và doanh nghiệp của các quốc gia khác.
Hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu của các quốc gia bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không,…
Theo luật thương mại của Việt Nam:
Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của Thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.
Vai trò của ngành xuất nhập khẩu
– Tạo cơ hội cho hàng hóa được lưu thông trên toàn thế giới, mở ra cơ hội hợp tác, thương mại xuyên biên giới và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu
– Tham gia hoạt động xuất nhập khẩu giúp các quốc gia nâng cao kiến thức, thông tin, công nghệ, tài chính. Tác động sâu và rộng đến nhiều ngành nghề khác nhau trong kinh tế thế giới
– Hoạt động xuất nhập khẩu còn giúp liên kết các quốc gia với nhau, từ đó siết chặt tình hữu nghị nhiều quốc gia trên thế giới
– Tạo ra nhiều công ăn việc làm thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế vững mạnh
Một số khái niệm phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực hoạt đồng xuyên quốc gia vậy nên quy trình vô cùng phức tạp và cần phải sử dụng nhiều khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành. Nhưng để liệt kê ra thì rất dài nên mình sẽ note lại những khái niệm cơ bản cần nắm được trước khi hoạt động xuất nhập khẩu:
– Incoterms: hay còn được viết tắt của International Commerce Terms hay Bộ quy tắc thương mại tế với nội dung là những quy định mà các bên tham gia hoạt động thương mại quốc tế cần tuân thủ.
– UCP: hay The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits là Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
– Xuất khẩu tại chỗ: hàng bán cho đối tác nước ngoài, nhưng lại giao hàng tại địa điểm nằm trong lãnh thổ Việt Nam, theo chỉ định của người mua hàng nước ngoài
– Nhập khẩu tại chỗ: người nhập khẩu mua hàng của doanh nghiệp nước ngoài và được chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.
Ngoài ra còn rất nhiều khái niệm khác và khi đi tìm hiểu chuyên sâu ta mới nắm được. Các bạn cùng tìm hiểu trong các bài viết khác của OZ Việt Nam nhé
Những kiến thức cơ bản về ngành xuất nhập khẩu cần biết
Giao nhận vận tải
Giao nhận vận tải trong xuất nhập khẩu được chia thành 2 mảng chính đó là vận tải nội địa và giao nhận vận tải quốc tế.
Với giao nhận nội địa, bạn cần nắm rõ mục đích, cách vận hành và loại phương tiện, hình thức vận chuyển phù hợp nhất với từng lô hàng của mình. Lựa chọn tuyến đường thuận lợi để vận chuyển lô hàng tới cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không
Với giao nhận quốc tế, cũng cần phương thức vận tải phù hợp cho lô hàng hàng theo nhu cầu thực tế (bộ, biển, hàng không). Bên cạnh đó, cần phải nắm chắc các loại chi phí theo từng phương thức vận chuyển để tối ưu chi phí vận tải.
Thanh toán quốc tế
Đối với ngành xuất nhập khẩu thì thanh toán quốc tế là một trong những kiến thức nền tảng nhất. Nhân viên xuất nhập khẩu cần nắm rõ các phương thức và công cụ để thanh toán quốc tế cho các lô hàng, đảm bảo lợi ích giữa các bên. Đồng thời, cần nắm chắc các rủi ro đi kèm lợi ích đối với mỗi phương thức thanh toán.
Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan sẽ bao gồm tập hợp tất cả các thông tư, chính sách liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa hay với từng mặt hàng khác nhau sẽ có các thủ tục khác nhau. Cần tìm hiểu kỹ về loại hàng cần xuất nhập khẩu và thủ tục liên quan để tránh phát sinh những tình huống không đáng có ảnh hướng tới thời gian thông quan của lô hàng
Chứng từ xuất nhập khẩu
Với các lô hàng trong hoạt động xuất nhập khẩu cần 1 bộ chứng từ hoàn chỉnh để có thể thông quan. Vậy nên đây là yêu tố không thể thiếu với bất kì lô hàng nào. Những chứng từ cơ bản cho 1 lô hàng bao gồm:
– Hợp đồng thương mại (Sales Contracts)
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing List)
– Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO)
– Vận đơn (Bill of Lading, Awb,…)
– Tờ khai Hải quan
– Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary), kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate), hun trùng (Fumigation Certificate)
– Bảo hiểm hàng hóa (Insurance Policy)
– Điện chuyển tiền
Những vị trí công việc trong ngành xuất nhập khẩu
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales Logistics)
Đây là 1 công việc cần khá nhiều kỹ năng, nhân viên kinh doanh không những cần biết các kiến thức về xuất nhập khẩu để tư vấn hỗ trợ khách hàng mà còn cần khả năng giao tiếp và tìm kiếm khách hàng. Bên cạnh đó nhân viên kinh doanh cũng cần chịu được áp lực tốt bởi đây là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng. Nhưng nếu làm tốt thì đây là bộ phận có nguồn thu tốt nhất vì được hưởng hoa hồng từ các lô hàng hoàn thành
Nhân viên mua hàng (Purchasing)
Công việc chính của nhân viên mua hàng là tìm kiếm các đối tác nước ngoài, trong nước để mua hàng, nguyên vật liệu cho công ty hay khách hàng của mình. Công việc này yêu cầu người làm cần thông thạo ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung,…để có thể làm việc với đối tác nước ngoài. Không những thế bộ phận này cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt để đàm phán giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí.
Nhân viên chứng từ (CUS)
Nhân viên chứng từ là bộ phận làm bộ chứng từ cũng như kiểm tra toàn bộ chứng từ cho lô hàng. Đây là 1 bộ phần quan trọng trong quy trình xuất nhập khẩu yêu cầu tính cẩn thận cao trong việc rà soát chứng từ.
Nhân viên hiện trường (OPS)
Với bộ phận hiện trường không cần yêu cầu chuyên môn quá cao nhưng phải chăm chỉ chịu khó. Vì đây là người sẽ làm việc trực tiếp với cơ quan hải quan cũng như chạy ra cảng, các bãi để lấy lệnh cho lô hàng.
Nhân viên Booking (DOCS)
Nhân viên booking có nhiệm vụ chính là làm việc với hãng tàu, đại lý nước ngoài để lấy được booking sớm, giá tốt từ đó chuyển sang cho đội kinh doanh đi bán lại cho các doanh nghiệp cần vận chuyển hàng hóa.
Nhân viên quản lý kho bãi
Nhân viên quản lý kho bãi cũng nắm 1 vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Công việc này yêu cầu sức khỏe là sự linh động khi hàng hóa sẽ thương xuyên phải xuất và nhập kho vào ban đêm
Nhân viên phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng
Nhiệm vụ chính của nhân viên thanh toán quốc tế của ngân hàng là kiểm tra chứng từ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp sau đó thanh toán quốc tế theo hợp đồng thương mại
Nhân viên tại văn phòng đại diện của công ty đa quốc gia
Các trường đại học đào tạo ngành xuất nhập khẩu
Trường đại học ngoại thương (FTU)
Trường đại học ngoại thương (FTU hay Foreign Trade University) là trường đại học được đánh giá có chuyên môn đào tạo số 1 Việt nam về kinh tế và thương mại quốc tế. Trường đại học ngoại thương trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo. Ở đây quy tụ những chuyên gia, giảng viên có kiến thức sâu rộng về ngành xuất nhập khẩu
Đại học ngoại thương có 2 cơ sở 1 tại Hà Nội và 1 tại TP HCM
Trường đại học kinh tế TPHCM (UEH)
Nội dung đào tạo tại UEH được xây dựng và phát triển trên nền của chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chuẩn quốc tế FIATA cũng như các trường đại học nổi tiếng trên thế giới.
Chương trình tập trung đào tạo 3 lĩnh vực chính:
– Vận tải và Logistics quốc tế,
– Quản lý vận hành doanh nghiệp,
– Quản lý chuỗi cung ứng doanh nghiệp.
Địa chỉ: 59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Trường đại học giao thông vận tại TPHCM
Trường đại học giao thông vận tải được đánh giá là trường đào tạo tốt nhất về lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng. Trường đào tạo đa ngành lớn nhất khu vực phía nam về lĩnh vực giao thông vận tải. Trường trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Địa chỉ: 2 Đường D3, P.25, Q. Bình Thạnh, TPHCM
Trường đại học hàng hải Việt Nam
Đại học hàng hải là trường trọng điểm của quốc gia, đào tạo đa ngành và bậc học. Đây được đánh giá là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế và vận tải tàu thủy
Trường đại học thương mại
Trường Đại học Thương mại (hay Thuongmai University – TMU) là trường đại học chuyên đào tạo các ngành kinh tế và thương mại. Đây là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. TMU cũng là một ngôi trường được đánh giá cao về chất lượng đào tạo, đặc biệt các ngành về thương mại và xuất nhập khẩu
Trường đại học quốc tế – Đại học quốc gia TPHCM
Đại học quốc tế thuộc 1 trong 6 đại học trực thuộc đại học quốc gia TP HCM. Đây được xem là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên sử dụng hoàn toàn tiếng anh trong đào tạo tại Việt Nam.
Đại học quốc tế – đại học quốc gia TPHCM đào tạo chuyên sâu các ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo mô hình chất lượng cao.
Trường đại học quốc tế RMIT Việt Nam
RMIT Là chi nhánh tại châu Á của Đại học RMIT (Melbourne, Úc). Trường giảng dạy nhiều chương trình từ quản trị đến kỹ thuật, đồng thời tổ chức hàng loạt hoạt động ngoại khóa ấn tượng nhằm khuyến khích sinh viên mở rộng phạm vi hiểu biết của bản thân
Ngành đào tạo liên quan đến xuất nhập khẩu và logistics tại đây gồm:
– Cử nhân Kinh doanh (Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics)
– Cử nhân Kinh doanh (Kinh doanh Quốc tế)
Trường đại học kinh tế quốc dân (NEU)
NEU là trường đại học nổi bật trong đào tạo các chuyên ngành kinh tế của cả nước. Trong đó các ngành xuất nhập khẩu và logistics cũng được chú trọng tại đây.
Học viện tài chính (AOF)
Học viện tài chính là 1 trường đại học chuyên đào tạo các ngành về kinh tế và tài chính. Đến năm 2003 thì thành lập thêm khoa thuế và Hải quan theo bộ trưởng bộ tài chính. Đây được xem là trường chuyên sâu nhất về chuyên ngành thuế và thủ tục hải quan
Học viện chính sách và phát triển (APD)
Là ngôi trường được thành lập với tuổi đời khá non trẻ nhưng học viện chính sách và phát triển nhanh chóng vươn mình trở thành một trường top đầu ngành kinh tế. Học viện chính sách và phát triển là đại học trực thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư
Với đầy đủ trang thiết bị, môi trường đào tạo tốt sinh viên học tại năm vững chắc kiến thức và chuyên ngành liên quan đến kinh tế và xuất nhập khẩu.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành xuất nhập khẩu . Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.
Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam
Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0972433318
Email: xnkngantin@gmail.com
Xem thêm: