Nhận thấy nhiều doanh nghiệp khi nhập khẩu thực phẩm về Việt Nam đặt ra câu hỏi: Nhập khẩu thực phẩm cần bắt đầu từ đâu? Cần xin giấy phép gì trước khi làm thủ tục? Để giúp bạn giải đáp các thắc mắc này, OZ Việt Nam xin chia sẻ hướng dẫn chi tiết về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm từ nước ngoài về Việt Nam. Hy vọng rằng thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình nhập khẩu thực phẩm.
Giấy phép nhập khẩu thực phẩm là gì?
Giấy phép nhập khẩu thực phẩm là một loại tài liệu quan trọng để chứng minh thực phẩm được nhập khẩu từ bên ngoài đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện theo quy định của pháp luật, từ đó có thể được tiêu thụ và phân phối tại Việt Nam.
Đối với bất kỳ loại thực phẩm nào nhập khẩu từ bên ngoài về Việt Nam đều bắt buộc phải thực hiện xin giấy phép nhập khẩu.
Cơ sở pháp lý trong quản lý nhập khẩu thực phẩm
Dưới đây là những quy định pháp luật quan trọng liên quan đến việc nhập khẩu thực phẩm:
- Luật An toàn thực phẩm năm 2010.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm 2010, có hiệu lực từ ngày 2/2/2018, điều chỉnh nhiều quy định về thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu thực phẩm.
- Thông tư số 279/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, ban hành ngày 14/11/2016.
- Thông tư số 117/2018/TT-BTC của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016, quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thực phẩm nào cần xin giấy phép nhập khẩu?
Các thực phẩm cần xin giấy phép bao gồm:
- Các nguyên liệu thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp và không yêu cầu qua tinh chế lại, nhằm phục vụ sản xuất trực tiếp hoặc đóng gói lại.
- Chất sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm, bao gồm chất hỗ trợ chế biến và phụ gia thực phẩm.
- Thực phẩm đã được đóng gói sẵn để sử dụng trực tiếp.
- Các sản phẩm không yêu cầu xin giấy phép, nhưng khi có thông tin về rủi ro an toàn, dịch bệnh hoặc yêu cầu từ Bộ Y tế bằng văn bản.
- Các sản phẩm khác nằm trong Danh mục phải công bố tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành theo từng thời kỳ.
- Các loại thực phẩm mà tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu nhận được “Thông báo lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu” phải tuân thủ các biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 7 Điều 16 của Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu, được ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT.
Danh mục các mặt hàng cần xin giấy phép nhập khẩu: Chi tiết
Thực phẩm nào không cần xin giấy phép nhập khẩu?
Các thực phẩm dưới đây không cần xin giấy phép:
- Thực phẩm cá nhân mang theo để tiêu dùng không vượt quá số lượng phải nộp thuế nhập khẩu.
- Thực phẩm được xem là quà biếu nhân đạo, hàng trong túi ngoại giao hoặc túi lãnh sự theo quy định của pháp luật.
- Thực phẩm tạm nhập và tái xuất.
- Thực phẩm quá cảnh hoặc chuyển khẩu.
- Thực phẩm được gửi vào kho ngoại quan.
- Thực phẩm dùng cho mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu.
- Thực phẩm là mẫu tham gia các hội chợ.
Điều kiện xin Giấy phép nhập khẩu thực phẩm
Các loại thực phẩm nhập khẩu cần tuân thủ các điều kiện sau đây từ cơ sở kinh doanh:
- Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện quá trình nhập khẩu.
- Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” cho từng lô hàng bởi cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
- Phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Phải thực hiện các thủ tục hải quan đối với thực phẩm nhập khẩu.
Quy trình, thủ tục làm công bố hợp quy thực phẩm nhập khẩu
Bộ hồ sơ công bố hợp quy
- Bản công bố hợp quy (mẫu 2 CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại Khoản 7 Điều 1 của Thông tư 02/2017/TT-BKHCN).
- Báo cáo tự đánh giá bao gồm các thông tin:
- Tên của tổ chức, cá nhân nhập khẩu; địa chỉ; số điện thoại, fax;
- Tên của sản phẩm nhập khẩu;
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
- Kết luận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
- Cam kết chất lượng sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm và kết quả tự đánh giá.
- Tên của tổ chức, cá nhân nhập khẩu; địa chỉ; số điện thoại, fax;
- Tên của sản phẩm nhập khẩu;
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
- Kết luận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
- Cam kết chất lượng sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm và kết quả tự đánh giá.
Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của doanh nghiệp hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký
Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ thị, bộ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
- Bản công bố hợp quy (mẫu 2 CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại Khoản 7 Điều 1 của Thông tư 02/2017/TT-BKHCN).
- Bản sao Giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho doanh nghiệp.
Quy trình, thủ tục thông báo công bố hợp quy
Đối với bộ hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ theo quy định pháp luật, trong thời hạn 05 năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ công bố.
Trường hợp bộ hồ sơ công bố hợp quy hợp lệ, cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho doanh nghiệp. Thông báo này có giá trị theo giá trị của Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp và có giá trị 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy (đối với trường hợp tổ chức, cá nhận tự đánh giá hợp quy).
Quy trình, thủ tục đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra
- Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu;
- Bản tự công bố;
- Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu (03 bản);
- Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);
- Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì yêu cầu phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp; trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam.
Quy trình thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
- Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc cổng thông tin 1 cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hay không đạt với yêu cầu nhập khẩu.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
Thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm
Hồ sơ Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
- Tờ khai trị giá
- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm tại OZ Việt Nam
- Cung cấp dịch vụ tư vấn về các cơ sở pháp luật, các phương án thực tiễn liên quan đến giấy phép nhập khẩu thực phẩm.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ, chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ về giấy phép nhập khẩu thực phẩm.
- Cung cấp dịch vụ thực hiện các trình tự thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thực phẩm chỉ cần khách hàng ủy quyền.
- Nếu khách hàng bận hoặc không có thời gian, chúng tôi có dịch vụ tư vấn qua điện thoại an toàn, nhanh chóng.
Hồ sơ Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
- Tờ khai trị giá
- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm tại OZ Việt Nam
- Cung cấp dịch vụ tư vấn về các cơ sở pháp luật, các phương án thực tiễn liên quan đến giấy phép nhập khẩu thực phẩm.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ, chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ về giấy phép nhập khẩu thực phẩm.
- Cung cấp dịch vụ thực hiện các trình tự thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thực phẩm chỉ cần khách hàng ủy quyền.
- Nếu khách hàng bận hoặc không có thời gian, chúng tôi có dịch vụ tư vấn qua điện thoại an toàn, nhanh chóng.
Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ với dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm của chúng tôi.