Dịch vụ công bố vật liệu bao gói thực phẩm là dịch vụ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thực phẩm có đủ điều kiện để sản phẩm có thể được lưu thông trên thị trường theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm.
Căn cứ cơ sở pháp lý
- Khoản 3 điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010
- Nghị định số 15/2019/NĐ-CP
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP
Tại sao phải công bố chất lượng bao bì dụng cụ của thực phẩm
Theo quy định tại khoản 1 điều 4 Nghị định 15/2018 bắt buộc tổ chức , cá nhân kinh doanh, sản xuất thực phẩm phải thực hiện tự công bố bao bì, vật liệu bao gói, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Nếu không chấp hành theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định
Nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh mặt hàng được công bố đầy đủ với cơ quan chức năng thì sẽ tăng được sự uy tín và tin tưởng của người tiêu dùng hơn
Những loại bao bì, dụng cụ chứa đựng sản phẩm nào cần phải công bố
Các vật liệu bao gói thực phẩm cần phải công bố:
- Dụng cụ chứa đựng bằng gốm
- Dụng cụ chứa đựng bằng thủy tinh
- Dụng cụ chứa đựng bằng kim loại
- Dụng cụ chứa đựng bằng nhựa
- Dụng cụ chứa đựng bằng cao su
>>Xem thêm: Công bố phụ gia thực phẩm
Điều kiện của bao bì sản phẩm để thực hiện công bố
Điều kiện chung
Theo điều 10 của Luật an toàn thực phẩm 2010
- Bao bì sản phẩm phải đáp ứng đúng quy chuẩn về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc thú y, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng hoặc các chất gây ô nhiễm và gây hại đến sức khỏe con người.
- Tùy từng loại thực phẩm mà còn phải đáp ứng thêm các quy định như
- Quy định về việc sử dụng phu gia thực phẩm, kinh doanh thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất
- Quy định về việc đóng gói, bao gói và ghi nhãn thực phẩm
- Quy định về việc bảo quản thực phẩm
Điều kiện đảm bảo an toàn đối với dụng cụ, bao bì, bao gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
Vật liệu bao gói phải được sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm tuân theo đúng quy định, không thôi nhiễm các chất đọc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, đảm bảo chất lượng trong thời hạn sử dụng trên bao bì
Sản phẩm phải đáp ứng đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với dụng cụ, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do bộ Y tế ban hành.
Hồ sơ công bố chất lượng bao bì dụng cụ chứa đựng sản phẩm
Tổ chức, cá nhân khi công bố chú ý nắm rõ những hồ sơ cần thiết để tránh mất thời gian trong quá trình làm thủ tục. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Bản công bố vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo mẫu quy định
- Bản các thông tin chi tiết về sản phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm vẫn còn hạn trong 12 tháng
- Kết quả giám sát định kỳ
- Báo cáo đánh giá hợp quy
- Phương thức đánh giá
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Nhãn chính sản phẩm
- Nhãn phụ sản phẩm
- Chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn của ISO 22000 hoặc HACCP hoặc các tiêu chuẩn tương đương được công nhận.
Thủ tục công bố vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Bước 1: Cá nhân, tổ chức tự công bố sản phẩm vật liệu bao gói thực phẩm trên trang thông tin điện tử của mình (nếu có website) hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp. Sau đó nộp một bản tới cơ quan quản lý bằng hình thức hoặc bằng đường bưu điện
Bước 2: Khi đã nhận được hồ sơ công bố bao bì thực phẩm cơ quan quản lý nhà nước sẽ lưu trữ hồ sơ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận để công khai rộng rãi. Thông tin đăng tải lên bao gồm: tên tổ chức, địa chỉ, thông tin sản phẩm, ngày công bố.
Bước 3: Ngay sau khi hồ sơ được đăng tải thì tổ chức được phép sản xuất, kinh doanh bao bì, bao gói thực phẩm. Đồng thời phải chịu mọi trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đó.
Mức xử phạt hành chính khi không thực hiện thủ tục công bố sản phẩm
Theo điều 8 và điều 20 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP
- Phạt tiều từ 10 triệu đồng tới 20 triệu đồng đối với các nhân, tổ chức sử dụng vật liệu bao gói, chứa đựng trực tiếp thực phẩm không đáp ứng đúng quy chuẩn kỹ thuật đã quy định về an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền từ 20 triệu đồng tới 30 triệu đồng đối với những hành vi sử dụng vật liệu bao gói trực tiếp thực phẩm mà có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại để kinh doanh, sản xuất sản phẩm
- Phạt hành chính từ 15 đến 20 triệu đồng đối với các trường hợp:
- Không thực hiện đăng ký công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật
- Không nộp 1 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
- Không lưu giữ hồ sơ tự công bố sản phẩm theo quy định
- Tài liệu trong hồ sơ tự công bố sản phẩm bằng tiếng anh nhưng không dịch sang tiếng Việt và không công chứng theo quy định
- Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với các hành vi:
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực nhưng vẫn sử dụng
- Trong phiếu kết quả kiểm nghiệm không có đầy đủ chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo đúng quy định
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực
- Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với các hành vi:
- Nhập khẩu hoặc sản xuất sản phẩm có ít nhất một chỉ tiêu không phù hợp với quy định an toàn thực phẩm hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm
- Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn quy định của pháp luật
- Phạt tiền từ 40-50 triệu đối với các hành vi:
- Sản xuất, nhập khẩu sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật
- Tự công bố sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm
Dịch vụ công bố vật liệu bao gói thực phẩm của OZ Việt Nam
Lý do nên chọn dịch vụ của chúng tôi:
- Đội ngũ nhân viên đông trẻ trung, nhiệt tình hỗ trợ khách hàng trong mọi tình huống
- Nhân viên có kinh nghiệm và nghiệp vụ trong ngành xuất nhập khẩu lâu năm
- Luôn trau dồi chuyên môn và đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số hotline: 0972433318, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn.