Cước vận tải đường biển chuyển hàng hoá

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hình thực vận chuyển phổ biến và được nhiều đơn vị lựa chọn nhất trong các hình thức vận chuyển nội địa và quốc tế hiện nay. Một trong những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm khi lựa chọn hình thức vận chuyển này chính là cước vận tải biển chuyển hàng hoá. Cùng tìm hiểu về cách tính cước vận tải đường biển vận chuyển hàng hoá cũng như các quy định liên quan đến vấn đề này.

Phương thức vận tải đường biển, có nên lựa chọn hay không?

Hãy cùng nhau cân nhắc giữa ưu – nhược điểm của phương thức vận tải đường biển để có được đáp án chính xác cho câu hỏi này nhé!

  1. Ưu điểm:

  • Vận tải đường biển phù hợp cho mọi loại hàng hoá, từ hàng khô, hàng ướt, hàng đông lạnh, thực phẩm… 
  • Vận tải đường biển có thể vận chuyển những khối lượng lớn hàng hoá bao gồm cả hàng nguyên container hay hàng lẻ. Không có giới hạn khối lượng khi sử dụng phương thức vận chuyển này.
  • Vận chuyển hàng hoá dài ngày mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hoá, nhất là hàng xuất khẩu quốc tế.
  • Các tuyến vận tải biển hầu hết đều là giao thông tự nhiên, không phải lo lắng đến vấn đề ách tắc giao thông, mang đến những yếu tố tối ưu về an toàn giao thông, an toàn hàng hoá cũng như không mất chi phí giao thông.
  • Vận chuyển đường biển là cầu nối giúp kinh tế phát triển cũng như kết nối giao thương giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ.
  • Năng lực chuyên chở không bị hạn chế như các phương thức vận chuyển khác.
  • Cước vận tải biển khá thấp so với các phương thức khác. Do vận chuyển được khối lượng hàng hoá lớn và không phải chia nhỏ. Nếu có nhiều hàng hoá trên cùng một chuyến tàu thì cước phí sẽ được chia nhỏ. Điều này rất có lợi cho các chủ hàng.
  • Các loại hàng hoá độc hại khi sử dụng vận tải biển sẽ đảm bảo an toàn cho con người hơn so với vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường hàng không.
  1. Nhược điểm:

  • Quá trình vận chuyển bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết
  • Thời gian giao hàng chậm
  • Sau khi hàng cập bến cảng, cần sử dụng các phương tiện vận tải khác để đưa hàng hoá đến tay chủ hàng.
  1. Các yếu tố ảnh hưởng tới cước vận tải biển

Cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sẽ phụ thuộc các yếu tố sau đây:

  • Khối lượng và kích thước hàng hóa: hàng hoá có thể tích và trọng lượng càng lớn thì giá cước vận chuyển sẽ càng cao
  • Phân loại hàng: đối với những loại hàng đặc biệt, hàng khó vận chuyển hoặc dễ vỡ, dễ hư hỏng, chủ hàng có thể phải trả thêm phí để đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển
  • Địa điểm giao nhận hàng hoá: phí vận chuyển sẽ phụ thuộc vào địa điểm giao nhận hàng hoá. Nếu địa chỉ nhận hàng xa kho hàng hoặc thuộc vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh, giao thông không thuận lợi thì cước phí vận tải sẽ cao hơn.
  • Yêu cầu bảo quản: nếu đơn hàng cần có yêu cầu bảo quản đặc biệt như thùng lạnh, hoặc không được để ướt… chủ hàng cần trả thêm mức phí cho hoạt động này.
  1. Các chi phí tạo nên cước phí vận tải đường biển

    1. Các phí chính

  • OF (ocean freight): cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển không gồm phụ phí
  • Phí BL (Bill of lading fee): là loại phụ phí mà hãng tàu thu để làm chứng từ kê khai những thông tin cần thiết cho hoạt động vận chuyển hàng xuất khẩu.
  • Seal: là khoản phí phải trả khi sử dụng dịch vụ kẹp chì cho việc niêm phong thùng container trước khi hàng được chuyển đi nước ngoài.
  • AMS: là phí hải quan dành cho hàng hoá được xuất khẩu đi Mỹ và Trung Quốc
  • AFR: Phí hải quan dành cho hàng hoá xuất khẩu sang Nhật
  • D/O: phí lệnh giao hàng
  • ISF: phí kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu từ nước Mỹ
  • CFS: phí để công nhân bốc dỡ đối với vận chuyển LCL
  1. Phụ phí

  • THC: Phụ phí xếp dỡ hàng hóa ở cảng
  • BAF: Phụ phí khi có biến động tăng giảm về giá xăng dầu
  • EBS: Phụ phí xăng dầu/nhiên liệu dành cho tuyến đường vận chuyển Châu Á
  • PSS: Phụ phí mùa cao điểm,
  • ISPS: Phụ phí dành cho công tác an ninh,
  • CIC: Phụ phí đối với việc mất cân bằng container
  • COD: Phụ phí khi có thay đổi địa điểm giao hàng
  • DDC: Phụ phí khi giao hàng hóa tại cảng tàu đến
  1. Cách tính cước vận tải đường biển như thế nào?

    1. Đối với hàng FCL

vận tải đường biển
Cách tính cước vận tải đường biển như thế nào?

Hàng FCL được tính trên đơn vị container hay shipment hoặc bill

  • Cước tính trên container = giá cước x số lượng container
  • Giá cước tính trên bill/shipment = giá cước x số lượng bill/shipment
  1. Đối với hàng lẻ

Cách tính giá cước đối với vận chuyển hàng LCL đối với nhập khẩu hay xuất khẩu thì đều dựa vào các mức phí chung. Có 2 cách để tính cước phí như sau:

Cách 1: Bên vận chuyển tổng hợp toàn bộ hàng hoá rồi chia đều phí vận chuyển cho các chủ hàng

Cách 2: Tính phí vận chuyển riêng dựa trên từng loại hàng hoá

Đối với cách 2, ta cần xác định được 2 yếu tố: 

  • Trọng lương thực của hàng hoá: được tính bằng cách cân hàng hoá, đơn vị tính là KGS
  • Thể tích thực của lô hàng hoá: được tính bằng đơn vị mét khối theo công thức:

Thể tích hàng hoá = chiều dài x chiều rộng x chiều cao

Nếu 1 tấn < 3CBM : hàng nặng, cần áp dụng theo bảng giá KGS

Nếu 1 tấn >= 3 CBM: hàng nhẹ, cần áp dụng theo bảng giá CBM

Trong đó, quy ước: 1 tấn = 3 CBM hoặc 1 CBM = 333 KGS

Khách hàng có thể dựa vào những công thức trên đây để tính toán giá cước vận chuyển và dự trù chi phí phải trả cho lô hàng cần vận chuyển.

Ngoài ra, cước phí vận chuyển hàng theo đường biển sẽ bao gồm các phụ phí mà chủ hàng phải đóng. Do đó, khi báo giá cước đường biển thì sẽ phải cộng tổng giá cước và các loại phụ phí với nhau.

  1. Bảng giá cước vận tải đường biển nguyên container

    1. Bảng giá cước vận chuyển container đường biển – nhập khẩu quốc tế

Cảng đi Cảng đến CONT 20 CONT 40  Số ngày vận chuyển
ShangHai TP Hồ Chí Minh 400 750 7-8 ngày
ShangHai Hải Phòng 450 850 5-6 ngày
Busan – Incheon TP Hồ Chí Minh 180 300 5-7 ngày
Busan – Incheon Hải Phòng 500 900 5-7 ngày
Shekou – Shenzhen TP Hồ Chí Minh 450 850 5-6 ngày
Ningbo TP Hồ Chí Minh 400 650 5-6 ngày
Qingdao TP Hồ Chí Minh 700 1000 5-6 ngày
Jiangmen TP Hồ Chí Minh 400 750 5-6 ngày
Zhuhai TP Hồ Chí Minh 400 750 ngày
  1. Bảng giá cước vận chuyển container đường biển – xuất khẩu quốc tế

Cảng đi Cảng đến CONT 20/USD CONT 40/USD Số ngày vận chuyển
TP Hồ Chí Minh LAEM CHABANG, THAILAND 250 350 4-5 ngày
TP Hồ Chí Minh BANDAR ABBAS IRAN 2750    
TP Hồ Chí Minh PHNOM PÊNH 270 300 3-4 ngày
Hải Phòng PHNOM PÊNH 800 870 6-7 ngày
TP Hồ Chí Minh SIHANOUKVILLE 2000 4000 3-4 ngày
Hải Phòng BUSAN,  INCHON 1500 2500 6-7 ngày
TP Hồ Chí Minh Memphis 11500    
TP Hồ Chí Minh LAX 9000 1100 20 ngày
TP Hồ Chí Minh NEW YORK 12000 15000  
  1. Bảng giá cước vận chuyển LCL hàng nhập khẩu

Cảng xuất khẩu Cảng nhập khẩu Cước vận chuyển /USD/CBM Thời gian vận chuyển
SHENZHEN TP Hồ Chí Minh 2 3
SUZHOU TP Hồ Chí Minh 20 3
SHANTOU TP Hồ Chí Minh 20 3
NINGBO TP Hồ Chí Minh 2 5
HUANGPU TP Hồ Chí Minh 2 4
SHANGHAI TP Hồ Chí Minh 5 5
QINGDAO TP Hồ Chí Minh 2 6
TIANJIN TP Hồ Chí Minh 2 14
HUANGPU Hải Phòng 2 2
NINGBO Hải Phòng 2 5
SHANGHAI Hải Phòng 2 3
XIAMEN Hải Phòng 20 6
QINGDAO Hải Phòng 2 3
TIANJIN Hải Phòng 2 13
DALIAN Hải Phòng 2 15
  1. Các lưu ý về cước phí vận tải đường biển

vận tải đường biển
Các lưu ý về cước phí vận tải đường biển

Dù chọn lựa phương tiện vận chuyển đường biển cho hàng nhập khẩu hay xuất khẩu thì các chủ hàng đều cần phải tìm kiếm và lựa chọn cho mình một đơn vị vận tải uy tín. Điều này sẽ giúp cho chủ hàng được đảm bảo tối đa về phí vận chuyển cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá. 

Để lựa chọn đơn vị vận tải đường biển, khách hàng cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Đối với các đơn vị có số lượng hàng lớn và vận chuyển thường xuyên. Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin về chính sách cũng như bảng giá vận chuyển thì cách tốt nhất là thử trải nghiệm dịch vụ của đơn vị vận tải đó. Tất cả những trải nghiệm thực tế về độ chuyên nghiệp, uy tín, cũng như chăm sóc khách hàng … sẽ quyết định cho những lần lựa chọn tiếp theo.

Đối với những đơn vị chỉ sử dụng một hoặc ít lần thì sẽ không có quá nhiều cơ hội để thử dịch vụ. Hãy áp dụng những tiêu chí sau đây có thể tìm cho mình một đơn vị vận tải uy tín:

  • Đơn vị vận tải dám cam kết bảo hiểm hàng hoá, có hợp đồng điều khoản rõ ràng trong việc bồi thường nếu xảy ra mất mát hoặc hỏng hóc đối với hàng hoá.
  • Có bảng giá cụ thể, rõ ràng, minh bạch về các loại chi phí. Không báo giá chung chung hoặc phát sinh thêm các chi phí không liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá.
  • Đơn vị vận tải có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá. Điều này sẽ xác định được yếu tố ổn định cũng như thể hiện được tính pháp lý của đơn vị vận tải biển.
  • Là đơn vị vận chuyển chuyên tuyến của khu vực cần gửi hàng. Điều này giúp mang lại giá thành tốt nhất so với các đơn vị vận tải không chuyên tuyến. Bên cạnh đó, đơn vị vận tải chuyên tuyến sẽ có các thông dịch viên chuyên nghiệp, nếu xảy ra sự cố đối với hàng hoá sẽ xử lý được một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Vận tải đường biển là hình thức vận tải đã tồn tại từ lâu đời và vẫn luôn không ngừng phát triển để trở thành phương thức vận tải chủ yếu ở nước ta. Hi vọng với những thông tin chi tiết và cụ thể trên đây về cước vận tải biển chuyển hàng hoá có thể giúp cho quý khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương thức vận tải này.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Cước vận tải đường biển chuyển hàng hoá. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Liên hệ nhà cung cấp dịch vụ thủ tục nhập khẩu OZ việt nam

 
Đánh giá post