Chứng nhận hợp quy là gì? Quá trình đăng ký hợp quy thế nào?

Ngày nay công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng phát triển. Ngày càng nhiều các nhà máy sản xuất các sản phẩm trên thị trường. Vậy để chứng minh cho sản phẩm họ sản xuất ra là sản phẩm chất lượng họ cần phải chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của mình.

Vậy chứng nhận hợp quy là gì? Quy trình đăng ký chứng nhận hợp quy các phức tạp không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng thutucxuatnhapkhau.com đi tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Chứng nhận hợp quy là gì?

Được hiểu là quá trình thực hiện các hoạt động như kiểm nghiệm, đánh giá và xác nhận về chất lượng của các đối tượng khác nhau. Đó là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, môi trường, quá trình,… phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh cần bắt buộc phải công bố hợp quy cho các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, môi trường, quá trình,… Nó được quy định ở trong quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia hoặc ở trong các quy chuẩn kỹ thuật ở địa phương.

"<yoastmark

Các nhóm sản phẩm cần phải chứng nhận hợp quy

Căn cứ vào nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định rằng tất cả sản phẩm/hàng hóa nhóm 2 cần phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy nếu muốn thực hiện sản xuất, kinh doanh hay nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

  • Nhóm các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Khoa học công nghệ: mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, điện, điện tử,…
  • Nhóm sản phẩm về thực phẩm: rượu, bia, sữa,…
  • Nhóm nông nghiệp: thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại giống cây trồng,…
  • Nhóm các loại vật liệu xây dựng:
  • Nhóm các sản phẩm vật liệu xây dựng có chứa sợi vô cơ và sợi hữu cơ tổng hợp.
  • Nhóm các sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông.
  • Nhóm các sản phẩm xi măng và clinker xi măng.
  • Nhóm các sản phẩm về gạch và đá ốp lát.
  • Nhóm sản phẩm về các loại cửa: cửa sổ, cửa đi,…
  • Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh.
  • Nhóm sản phẩm hợp kim nhôm định hình hay ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo.
  • Nhóm sản phẩm về sơn cũng như vật liệu chống thấm hay vật liệu xảm khe,…
  • Nhóm các sản phẩm về thông tin và truyền thông: máy vi tính, laptop,, điện thoại di động, các thiết bị truyền thông,…
  • Nhóm các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ giao thông – vận tải: gương xe, lốp xe, kính xe, các thiết bị giám sát hành trình đi, xe đạp điện,…
  • Và các nhóm sản phẩm khác theo quy định.

Các phương thức chứng nhận hợp quy

Theo thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, các tổ chức chứng nhận hợp quy có thể áp dụng 1 trong số 8 phương thức dùng để đánh giá cho một sản phẩm/ hàng hóa cụ thể:

– Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình

– Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.

– Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy ở nơi sản xuất kết hợp với đánh giá- quá trình sản xuất;

– Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình cùng đánh giá quá trình sản xuất; thực hiện giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu được lấy tại nơi sản xuất cùng trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;

– Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; thực hiện giám sát thông qua việc lấy mẫu thử nghiệm ở nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;

– Phương thức 6: Thực hiện đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý;

– Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu và đánh giá theo lô sản phẩm/ hàng hóa

– Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định tất cả các sản phẩm/ hàng hóa cần chứng nhận hợp quy.

Trong đó phương thức 5 phương thức 7 được sử dụng phổ biến nhất. Phương thức 5 dùng cho sản phẩm hàng hóa nội địa được sản xuất trong nước. Phương thức 7 dùng cho sản phẩm hàng nhập khẩu vào Việt Nam. 

Quy trình đăng ký chứng nhận hợp quy

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền

Bước 2: Tổ chức sẽ cử các chuyên gia chứng nhận xuống cơ sở đăng ký của doanh nghiệp để tiến hành đánh giá ban đầu về các điều kiện.

Bước 3: Sau khi lấy mẫu, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm

Bước 4: Báo cáo đánh giá

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận

Bước 6: Đánh giá, giám sát sản phẩm định kỳ hàng năm

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chứng nhận hợp quy. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

 

Đánh giá post