Các loại phí khi xuất khẩu hàng hóa bạn cần phải biết

Khi xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài bằng đường biển ngoài các chi phí chính thì còn có chi phí local charge. Vậy chi phí local charge của hàng xuất khẩu bao gồm những phí nào? Để cân nhắc có thể tính toán được lợi nhuận tối đa cho một lô hàng.

Hãy cùng thutucxuatnhapkhau.com đi tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Phí local charge 

LCC có tên tiếng anh là Local charges – Phụ phí phát sinh tại cảng địa phương trả cho việc bốc xếp hàng hóa lên tàu và những chi phí khác có liên quan tới việc giao hàng tại cảng biển, cảng sân bay nhà ga do hãng tàu, hãng bay hoặc Forwarder thu thêm ngoài cước vận tải . Một lô hàng thì phí này cả shipper và consignee đều phải hoàn thiện phụ thuộc vào Term mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp.

Phí Local charge hàng xuất khẩu nguyên cont trong xuất khẩu hàng hóa

1/ Phí THC (Terminal Handing Charge) 

Được thu trên đầu Cont – Phí này là phí phải trả cho các hoạt hoạt động tại cảng như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất là cảng thu hãng tàu  sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.

chi phí xuất khẩu hàng hóa

Phí THC- chi phí xếp dỡ tại cảng

Phí B/L (Bill of Lading fee) – phí AWB (Airway Bill fee) – Phí chứng từ (Documentation fee)

Phí này được các hãng tàu, hãng bay thu sau khi họ phát hành bill cho chủ hàng.

Phí CFS (Container Freight Station fee): Với hàng lẻ sẽ có phí này bạn có thể hiểu là khi làm hàng lẻ họ sẽ phải dỡ hàng xếp hàng từ container vào kho hoặc ngược lại nên sẽ charge chủ hàng phi này.

Phí Seal

Đây là chi phí cho phần niêm phong container khi lô hàng đã được đóng hàng xong và xuất đi. Để đảm bảo hàng hóa còn nguyên tình trạng đến lúc người nhận mở hàng container. 

seala

Seal container

Phí điện giao hàng (Telex release fee)

Áp dụng cho hàng xuất sử dụng Bill surrender và cho từng lô hàng

Để thuận tiện cho việc nhận hàng của người nhập khẩu, người xuất khẩu yêu cầu được lấy bill surrender từ phía hãng tàu mà không cần bill gốc. Khi hàng đến cảng đích, hãng tàu/đại lí hãng tàu tại đầu xuất làm điện giao hàng (fax, email, thư điện tử, …) để thông báo cho hãng tàu/đại lí hãng tàu tại đầu nhập được phép giao hàng cho người nhập khẩu mà không yêu cầu người nhận hàng phải xuất trình bill gốc và thu phí điện giao hàng.

Phí BAF (Bunker Adjustment Factor) Phụ phí biến động giá nhiên liệu

Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)…

 – Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á).

–  Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu  u).

Phí AMS (Advanced Manifest System fee)

Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada…

Phí ANB (áp dụng cho châu Á)

Phí sửa B/L (Amendment fee)

Chỉ áp dụng đối với hàng xuất.Phát hành khi cần sửa lại bill. Sẽ áp dụng 2 mức nếu sửa bill trước khi khai Manifest và tàu tới cảng đích giao động tầm 50$ còn khi đã cập cảng đích hoặc sau thời điểm hãng tàu khai manifest tại cảng đích thì tuỳ thuộc vào hãng tàu / Forwarder bên cảng nhập

Phí DEM/DET

Lưu container tại bãi của cảng (DEMURRAGE); Phí lưu container tại kho riêng của khách (DETENTION); Phí lưu bãi của cảng (STORAGE)

Trên đây là bài viết về các loại phí khi xuất khẩu hàng hóa bạn cần phải biết. Nếu các bạn có vướng mắc về các phí khi xuất khẩu hãy comment dưới bài viết hoặc liên hệ tới hotline: 0972433318 để Oz Việt Nam tư vấn chi tiết hơn.

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế Oz Việt Nam

Địa chỉ: Số 8 ngõ 162 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Website: https://ozfreight.com/

Xem thêm:>> Phí local charge là gì? Các loại phí local charge

>> Phí CIC, khi nào được tính phí CIC

>>> Phí EBS có được tính trong local charge không

 

Đánh giá post