EVFTA là gì? Quá trình đàm phán và ký kết hiệp định này như thế nào? Hiệp định EVFTA có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Cơ hội nào cho Việt Nam sau ký hiệp định, chúng ta cùng nhau đi tìm trong bài viết này nhé!!
EVFTA là gì?
Hiệp định EVFTA (tiếng anh là European-Vietnam Free Trade Agreement ) là hiệp định thương mại tự do Liên Minh Châu Âu – Việt Nam. Đây là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt nam và 27 nước thành viên Châu Âu
Hiệp định này giúp loại bỏ hơn 99% thuế hải quan đối với hàng hóa. Bên cạnh đó, còn giúp mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam cho các công ty EU và tăng cường bảo vệ các khoản đầu tư của EU vào Việt Nam
Quá trình đàm phán và ký kết hiệp định EVFTA
– Ngày 1/12/2015 EVFTA chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định được công bố
– Ngày 26/06/2018, Hiệp định EVFTA được phân tách làm 2 hiệp định, một là hiệp định thương mại (EVFTA), một là Hiệp định Bảo hộ Đầu Tư (EVIPA)
– Ngày 30/06/2019, Hiệp định thương mại tự do EU-VN được ký kết
– Nghị viện châu Âu chính thức thông qua hiệp định ngày 12/02/2020
– Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020
Theo Ủy ban châu Âu, hiệp định EVFTA có thể thúc đẩy kinh tế Việt Nam tới 15% GDP và tăng tỷ trọng xuất khẩu của VN sang Châu Âu hơn 30%
Những ngành nào hưởng lợi từ hiệp định EVFTA
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh nhờ chính sách của hiệp định bao gồm các mặt hàng nông sản như gạo, đường, rau củ. Hay bên cạnh đó là ngành chế biến và sản xuất là dệt may, da giày,…
Các nhóm hàng nhập khẩu được hưởng lợi sẽ bao gồm những mặt hàng linh kiện điện tử, máy móc, ô tô,… Dài hạn các ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, vận tải, cũng sẽ được mở cửa cho các nhà đầu tư EU
Và sau cũng ngành xuất nhập khẩu, logistics sẽ được hưởng lợi sau khi việc vận chuyển, mua bán hàng hóa giữa Việt Nam và các nước châu Âu ngày càng nhiều
Các quốc gia tham gia vào hiệp định EVFTA
EVFTA là hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU). Ngoại trừ Anh sau khi rời khỏi châu Âu, thì các quốc gia thành viên châu Âu tham gia bao gồm:
Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc (Cộng hòa Séc), Đan Mạch, Hungary, Estonia, Hy Lạp, Đức, Pháp,Ireland, Phần Lan, Ý, Latvia, Lithuania,Bồ Đào Nha, Malta, Hà Lan, Luxembourg, Ba Lan,Slovakia, Romania , Tây Ban Nha, Slovenia, Thụy Điển.
Tác động của hiệp định EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam
Tác động tới tăng trưởng kinh tế
Hiệp định dự kiến sẽ góp phần làm tăng GDP cho nước ta ở mức từ 2.18-3.25% (trong 5 năm đầu), 4.57-5.30 (cho 5 năm tiếp theo) và 7.07-7.72% (cho 5 năm sau đó)
Tác động tới thương mại (xuất nhập khẩu)
Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Âu tăng khoảng 42.7% vào năm 2025 và tăng 44.37% vào năm 2030
Các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh gồm:
– Nhóm nông sản: gạo, đường, thịt lợn, lâm sản, thịt gia súc gia cầm, đồ uống và thuốc lá
– Nhóm sản xuất: dệt, may mặc, da giày
– Nhóm dịch vụ: vận tải đường thủy, vận tải đường hàng không, tài chính và bảo hiểm
Kim ngạch nhập khẩu cũng dự báo sẽ được tăng từ 4.36-15.4% cho 10 năm đầu thực hiện hiệp định. Nhóm mặt hàng nhập khẩu tăng bao gồm: máy móc thiết bị, dệt may, điện thoại, nông, lâm, thủy sản
Tác động tới ngân sách nhà nước
Với việc cắt giảm thuế sẽ tác động 2 chiều tới nguồn thu ngân sách nhà nước
– Giảm thu từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu
– Tăng thuế từ thu nội địa
Tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài
Với cam kết về thuận lợi hóa đầu tư cùng với mức độ tự do hóa các ngành dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU tăng lên. Đặc biệt là các dịch vụ kinh doanh, dịch vụ môi trường, dịch vụ bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển cũng giúp Việt Nam thu hút được nhiều nhà đầu tư và vốn từ các doanh nghiệp EU
Tác động thay đổi pháp luật, thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh
Hiệp định EVFTA cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp tục đưa ra các điều chỉnh để tiếp cận với chuẩn mực quốc tế tạo môi trường kinh doanh thuận tiện cho các nhà đầu tư quốc tế
Nội dung chính của EVFTA
Thương mại hàng hóa
Theo hiệp định thương mại hóa này, xóa bỏ thuế quan sau 10 năm khoảng 98,3% số dòng thuế quan (tương đương 99.8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam sẽ áp dụng lộ trình 10 năm để xóa bỏ thuế nhập khẩu hoặc hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.
Thương mại dịch vụ và đầu tư
Bên cạnh việc giảm thuế quan, hiệp định cũng cam kết tạo môi trường đầu tư cởi mở và thuận lợi cho công ty 2 bên
Mua sắm của 2 chính phủ
Theo đó, có thể thấy Việt Nam và EU đã thống nhất nội dung phù hợp với GPA của WTO. Đối với một số sáng kiến như đấu thầu qua mạng và thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, Việt Nam đã có lộ trình thực hiện. EU cũng đã cam kết hỗ trợ kỹ thuật để Việt Nam thực hiện các cam kết này.
Cam kết sở hữu trí tuệ
Trong hiệp định các cam kết liên quan tới sở hữu trí tuệ cũng đã có sự điều chỉnh bởi các quy định pháp luật hiện hành. Các cam kết liên quan đến bằng sáng chế, quyền tác giả, phát minh, dược phẩm và nghĩa vụ chỉ dẫn địa lý
Các nội dung khác
Ngoài các nội dung liên quan tới thương mại, nội dung của hiệp định còn bao gồm các chương về cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, các vấn đề pháp lý và thể chế. Các nội dung được điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy hợp tác và phát triển thương mại giữa 2 bên
Cơ hội và thách thức của hiệp định EVFTA
Cơ hội từ EVFTA
– Đảm bảo an ninh kinh tế của Việt Nam.
– Cơ hội phục hồi và phát triển mạnh nền kinh tế
– Tăng trưởng việc làm và an sinh xã hội.
– Củng cố vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam
– Yêu cầu nghiêm ngặt về xuất xứ hàng hóa
– Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu về nhãn mác
– Nâng cao chất lượng sản phẩm và liên kết chuỗi cung ứng sản phẩm
– Có nhiều quy định và thể chế pháp lý phức tạp
Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần nắm rõ được thông tin và nội dung của FTA để chuẩn bị cho công cuộc sản xuất và phát triển doanh nghiệp.
Trên đây là bài viết về EVFTA là gì hay hiệp định thương mại tự do liên minh châu Âu- Việt Nam, nếu các bạn cần nhập khẩu mà chưa rõ thủ tục cũng như có thắc mắc vui lòng comment dưới bài viết hoặc liên hệ tới hotline: 0972433318 để Oz Việt Nam giải đáp giúp kịp thời tới các bạn.
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế Oz Việt Nam
Địa chỉ: Số 57, ngõ 481 Ngọc Lâm , P. Ngọc Lâm, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 0972433318
Email: xnkngantin@gmail.com
Website: thutucxuatnhapkhau.com