Hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài là hoạt động không thể thiếu trong thời kỳ mở cửa quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế giữa các nước trên thế giới.
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đã góp một phần không nhỏ vào việc tăng GDP của quốc gia, đồng thời cũng đem lại cho nước ta một nguồn thu ngoại tệ ổn định.
Vậy thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài như thế nào? Để hiểu rõ hơn đọc bài viết dưới đây của chúng tôi – thutucxuatnhapkhau.com để hiểu rõ hơn nhé!
1. Quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu ra nước ngoài
Có rất nhiều mặt hàng được xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng hãy lưu ý rằng không phải mặt hàng nào cũng được xuất khẩu mà có những mặt hàng bị cấm xuất khẩu ra nước ngoài. Hàng hóa cấm xuất khẩu ra nước ngoài được quy định theo Phụ luc I ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương.
2. Quy định về kinh doanh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài
2.1 Với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
Các thương nhân tại Việt Nam được phép xuất khẩu hàng hóa mà không bị phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, trừ Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
2.2 Với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam
Đối với các đối tượng kể trên ngoài thực hiện theo quy định của Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì cần phải thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan khác và cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố. Đồng thời cần phải đáp ứng đủ điều kiện theo yêu cầu đối với những mặt hàng xuất khẩu
3. Các bước tiến hành các thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài
Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu đối với một số hàng hóa đặc biệt
Hiện nay, khi xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa doanh nghiệp không cần phải tiến hành xin giấy phép để xuất nhập khẩu hàng hóa nữa. Chỉ riêng đối với những mặt hàng đặc biệt như: chất nổ, đá quý, đồ cổ,… thì mới cần xin giấy phép để xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa.
Lưu ý rằng: Đối với những mặt hàng phải xin giấy phép doanh nghiệp nên chuẩn bị sớm, kỹ càng và chính xác vì điều này sẽ mất khá nhiều thời gian, nếu không chuẩn bị cẩn thận sẽ gây mất thời gian, ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, hoàn tất khâu chuẩn bị hàng hóa
Sau khi đã xin được giấy phép xuất khẩu, bước tiếp theo trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài chính là ký kết hợp đồng với bên phía nước ngoài, sau đó cần nhanh chóng thu gom hàng hoá làm thành lô hàng xuất khẩu và tiến hành đóng gói bao bì sẵn sàng tiến hành giao hàng như thời gian đã thỏa thuận trên hợp đồng.
Khi ký kết hợp đồng với bên phí nước ngoài, doanh nghiệp cần chú ý đọc kỹ các điều khoản trên hợp đồng như: điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, số lượng hàng, chất lượng hàng hóa,… để tránh xảy ra sai sót gây ra mâu thuẫn tranh chấp sau này gây mất thời gian, chi phí và tiền bạc của đôi bên.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm chuẩn bị đúng hàng hóa như đã yêu cầu trong hợp đồng: số lượng, chủng loại, chất lượng, kiểu dáng,…. cần gửi hàng như thời gian đã quy định, thực hiện các thủ tục hải quan để xuất khẩu đối với hàng hóa, …
- Người mua – bên phía nước ngoài có trách nhiệm nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, làm các thủ tục đối với hàng hóa bên mình để nhập khẩu hàng, .. nếu có bất kỳ sự sai sót nào có quyền yêu cầu bồi thường, khiếu nại với bên bán.
Bước 3: An toàn hơn khi mua bảo hiểm cho hàng hóa
Khi tiến hành làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài bạn nên quan tâm đến điều kiện giao hàng. Hiện nay, có 2 điều kiện giao hàng FOB và CIF được sử dụng phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Với điều kiện FOB, bên bán sẽ hết trách nhiệm của mình khi hàng hóa được giao qua lan can tàu và không phải mua bảo hiểm cho hàng hóa cũng như chi phí vận chuyển quốc tế. Nếu doanh nghiệp lựa chọn điều kiện giao hàng CIF, thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm mua bảo hiểm và vận chuyển quốc tế cho hàng hóa.
Doanh nghiệp nên lựa chọn phương thức giao hàng theo điều kiện CIF, để có thể chủ động hơn trong thời gian vận chuyển hàng hóa. Khi mua bảo hiểm doanh nghiệp sẽ được nhận bồi thường trong trường hợp phát sinh bất kỳ rủi ro nào trong khi vận chuyển hàng hóa.
Bước 4: chuẩn bị phương tiện vận chuyển
Bước thứ tư trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa chính là việc thuê phương tiện vận tải. Tùy vào điều kiện giao hàng mà 2 bên đã thỏa thuận với nhau sẽ quy định trách nhiệm thuê phương tiện vận tải thuộc về ai. Thêm nữa, việc thuê phương tiện vận tải hàng hóa còn phụ thuộc vào tính chất của từng mặt hàng và các điều kiện vận tải khác. Cụ thể dưới đây:
- Dựa vào điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu hàng hóa: điều kiện giao hàng, số lượng hàng,…
- Dựa vào đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu: kích thước hàng hóa, khối lượng bao nhiêu, điều kiện để bảo quản hàng hóa,….
- Dựa vào điều kiện vận tải: hàng hóa là hàng thông dụng hay đặc biệt, là hàng rời hay hàng đóng trong container, chuyên chở liên tục hay chuyên chở theo chuyến,…
Từ đó mới doanh nghiệp mới có thể lựa chọn phương tiện vận tải thích hợp, là đường bộ, đường biển, đường sắt hay đường hàng không.
Bước 5: Hoàn tất các thủ tục khai báo hải quan
Bước tiếp theo của thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đó chính là tiến hành các thủ tục hải quan. Bao gồm các công việc sau:
- Khai báo hải quan: doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai đầy đủ, chi tiết và chính xác về hàng hóa khi điền các thông tin lên tờ khai hải quan. Đó chính là cơ sở để Cơ quan hải quan kiểm tra.
- Khi xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp nên sắp xếp hàng hóa sao cho dễ dàng, thuận tiện nhất cho quá trình kiểm tra.
- Thực hiện các quyết định khác khi Cơ quan hải quan yêu cầu.
Khâu khai báo hải quan thường gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp do chưa nắm vững các tiêu chí, thủ tục hải quan. Nếu các doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian, chính xác và đúng tiến độ hay liên hệ với chúng tôi.
Bước 6: Giao hàng xuất khẩu lên tàu
Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, bạn cần lưu ý công việc sau:
- Dựa theo thông tin chi tiết của hàng hóa, tiến hành lập bản đăng ký hàng chuyên chở, sau đó giao cho bên vận tải để đổi lấy số xếp hàng.
- Trao đổi với bộ phận điều độ của cảng để có thể nắm chính xác thời gian bốc hàng lên tàu.
- Sau khi đã đảm bảo được các tiêu chí trên doanh nghiệp được phép giao hàng lên tàu, sau đó nhận biên lai từ thuyền phó để đổi lấy vận đơn đường biển và tiến hành làm hợp đồng vận chuyển.
Với trường hợp làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài giao bằng container, doanh nghiệp cần thuê container và phải lập bảng kê chi tiết hàng hóa trong container nếu số lượng hàng hoá không đóng hết trong 01 container.
Bước 7: Hoàn tất thủ tục thanh toán
Bước cuối cùng của thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài chính là doanh nghiệp tiến hành việc thanh toán cho lô hàng. Doanh nghiệp tiến hành thanh toán các chi phí như đã quy định trên hợp đồng xuất khẩu và những chi phí khác của lô hàng. Khi thanh toán doanh nghiệp cần phải hoàn tất bộ chứng từ như: hóa đơn thương mai, vận đơn,…
4. Hàng hóa xuất khẩu phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra về an toàn thực phẩm, chất lượng
- Những mặt hàng xuất khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật và kiểm dịch thủy hải sản phải được kiểm dịch trước khi thông quan căn cứ theo quy định. Những mặt hàng này sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục, quy định về thủ tục, hồ sơ và tiêu chuẩn cụ thể của từng mặt hàng.
- Hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩn, phải kiểm dịch y tế, phải đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật và được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng quản lý cần phải công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật hay an toàn thực phẩm trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
- Nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, phòng chống việc chuyền tải bất hợp phá và bảo vệ uy tín hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chống các gian lận thương mại, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương với từng thời kỳ cần quy định cửa khẩu xuất khẩu đối với một số loại hàng hóa được xuất khẩu.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng quản lý cần phải công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật hay an toàn thực phẩm trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài mà chúng tôi muốn cung cấp tới cho bạn. Nếu qua bài viết này bạn vẫn còn vướng mắc nào hay liên hệ với chúng tôi OZ Freight hoặc comment dưới bài viết này để được tư vấn kỹ hơn.
OZ Việt Nam tự tin là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, hãy liên hệ với chúng tôi nếu các bạn đang có nhu cầu.