Khi nhắc đến phí CIC không còn xa lạ gì với các bạn làm trong nghề Xuất nhập khẩu. Nhưng không phải ai cũng hiểu tại sao lại mất phí CIC. Do đó, ở bài viết này thutucxuatnhapkhau.com sẽ phân tích về phí CIC để các bạn có thể hiểu rõ hơn.
Phí CIC là gì?
Phí CIC (Container Imbalance Charge) là phụ phí mất cân bằng container được hãng tàu thu ( áp dụng với các chuyến tàu chợ). Với mục đích là bù đắp chi phí trả cont rỗng từ nơi thừa vỏ cont về nơi thiếu vỏ container để đóng hàng xuất khẩu.
Việc mất cân bằng về số lượng container rỗng này phát sinh là do mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia. Phí CIC được thu nhằm để bù đắp chi phí vận chuyển.
Ví dụ: ở các nước nhập siêu như Việt Nam, Mỹ sẽ tồn dư vỏ cont rỗng rất nhiều. Các hãng tàu cần phải trở cont rỗng về nước xuất siêu nhiều để đóng hàng. Do đó, dẫn đến mất cân bằng cont nên các nước nhập siêu sẽ thường bị mất phí CIC.
2) Khi nào thì thu phí CIC
Phụ phí này thường thu một mức nhất định cho một container. Và có thể chỉ áp dụng vào từng giai đoạn, cho hàng đi từng tuyến. Hãng tàu chỉ thu phụ phí này khi có sự phát sinh chi phí lớn trong chuyển vỏ container từ nơi này đến nơi khác.
Thông thường cuối năm là thời điểm hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra thường xuyên. Đây là thời điểm phát sinh nhiều chi phí CIC nhất.
Lưu ý: Khi hãng tàu thu phí CIC thì bạn buộc phải đóng. Vì nếu không đóng hãng tàu sẽ không phát hành D/O để nhận hàng. Vì vậy, khi book cước tàu các bạn nên tham khảo phí này trước, hỏi forwarder hoặc sale hãng tàu.
3) Ai sẽ phải đóng phí CIC
Phí CIC có thể được cộng vào cước vận tải thu shipper hoặc consignee tùy thuộc vào hợp đồng giữa 2 bên. Trong trường hợp đóng hàng xuất, nếu thiếu cont thì hãng tàu phải làm phải chuyển cont rỗng từ nơi không có nhu cầu về nơi có nhu cầu, và phát sinh chi phí CIC.
Khi đó phí CIC sẽ phát sinh trước cả khi việc đóng hàng xảy ra. Và đương nhiên là trước khi hàng về cảng nhập đầu tiên. Và đồng thời phí này sẽ xuất hiện trong hợp đồng vận tải với hãng tàu.
Còn trong trường hợp phí này xuất hiện sau khi hàng về cửa khẩu nhập đầu tiên. Nguyên nhân là do sau khi trả rỗng hãng tàu thu thêm phí CIC này nhằm mục đích chuyển cont rỗng về nơi có nhu cầu cont tiếp theo.
Ví dụ: Ở nước nhập khẩu
Đối với các lô hàng nhập khẩu từ châu Á – các nước xuất siêu cần lượng lớn container. Sau khi hàng về đến POD (cảng dỡ nước nhập khẩu), các nước nhập khẩu sẽ không chờ đến khi có hàng để xuất lại qua POL(cảng xếp hàng ở nước xuất khẩu) ban đầu. Mà sẽ vận chuyển container rỗng từ POD về POL. Ttrường hợp này hãng tàu sẽ thu thêm phí CIC từ người mua để bù đắp chi phí vận chuyển cont rỗng.
Ví dụ: Ở nước xuất khẩu
Công ty xuất khẩu X đang đóng hàng chuẩn bị xuất khẩu thì hết container. Vì vậy, hãng tàu phải chuyển container từ từ nơi dư thừa về nơi thiếu hụt. Điều này, dẫn đến phát sinh phí CIC ở nước xuất khẩu. Trong trường hợp này phí CIC thường được cộng vào cước tàu và được ghi trong hợp đồng vận tải với hãng tàu.
4) Cách tính phí vào trị giá tính thuế
Căn cứ vào công văn 797/TCHQ-TXNK hướng dẫn xác định tính phí CIC vào trị giá tính thuế nhập khẩu như sau:
Nếu doanh nghiệp phải trả các tiền về các khoản phí ( D/0, CIC, Vệ Sinh Cont….) gọi tắt là các khoản phí nội địa local charges. Và khoản tiền này chưa bao gồm trong giá bán hàng hóa thì doanh nghiệp không phải điều chỉnh cộng vào trị giá tính thuế nhập khẩu.
Trường hợp số tiền này đã bao gồm trong tổng số tiền hàng thực thanh toán cho người bán. Nhưng doanh nghiệp có chứng từ hợp pháp để xác định số tiền phí đã nêu. Thì được trừ các khoản phí này khỏi trị giá tính thuế ( trị giá hải quan)
5) Những bất cập về loại phí này
Thứ nhất, hãng tàu thu phí này trên cơ sở của chính họ đề ra nên thực tình doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu không biết khi nào thiếu cont và khi nào thừa vỏ container hay có thật sự là mất cân bằng container giữa các khu vực không?
Thứ hai, thực tế không phải lúc nào cũng có việc mất cân bằng vỏ container và hãng tàu nào cũng bị thiếu vỏ cont nhưng hầu hết các hãng tàu để cào bằng về việc mặc định thu phí này. Do đó việc các hãng tàu đều thu phí này gây bức xúc đối với các doanh nghiệp.
Thứ ba, phí CIC được các hãng tàu thu ngày càng cao và không hợp lý. Tóm lại, việc thu phí CIC sẽ trở nên bất cập nếu mất cân đối container là có thật. Nhưng sẽ trở nên phi lý nếu hãng tàu thu phí này từ người xuất hàng lẫn người nhập hàng.
Không rõ tại Việt Nam lượng mất cân bằng container có đến mức hãng tàu phải thu hay không. Nhưng việc hãng tàu thu CIC cả hai đầu là một cách để tăng giá cước.
Trên đây là bài viết tổng quan về phí CIC mà Oz việt Nam chia sẻ cho các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ về loại phí này. Nếu các bạn có thắc mắc hãy comment hoặc gọi tới hotline: 0972433318 để được giải đáp chi tiết.