Thông tư 11/2020/TT-BTTTT

 

BỘ THÔNG TIN VÀ

TRUYỀN THÔNG

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số: 11/2020/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2020

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Thông tư này quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) và nguyên tắc quản lý sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.
  2. Thông tư này chỉ áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa có mô tả sản phẩm, hàng hóa quy định tại Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

  1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 tại Việt Nam.
  2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 tại Việt Nam.

Điều 3. Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2

  1. Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 và hình thức quản lý được quy định như sau:
  2. a) “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy” được quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
  3. b) “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy” được quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
  4. Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát, sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo từng thời kỳ, phù hợp với chính sách quản lý của Nhà nước.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý sản phẩm, hàng hóa nhóm 2

  1. Việc quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông và các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  2. Sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 có tích hợp chức năng của sản phẩm, hàng hóa khác thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa được tích hợp.
  3. Sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc đối tượng áp dụng của hai hay nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định của các quy chuẩn kỹ thuật đó.
  4. Trong trường hợp có quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy khác với quy định tại Thông tư này thì phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
  5. Trong trường hợp có quy chuẩn kỹ thuật mới sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật quy định tại Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thì áp dụng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật mới.

Điều 5. Điều khoản thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và thay thế cho Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT ngày 09 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  2. Giấy chứng nhận hợp quy, Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và đang còn thời hạn được tiếp tục áp dụng cho đến thời điểm có hiệu lực của quy chuẩn kỹ thuật mới thay thế quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nêu tại Giấy chứng nhận hợp quy, Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

  1. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
  2. Trong quá trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và đo kiểm, thử nghiệm, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ).
  3. Trường hợp phát sinh vướng mắc về việc xác định mã số HS của mặt hàng nhập khẩu là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này thì Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xử lý thống nhất./.

 

Nơi nhận:– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

– Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

– Bộ TT&TT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử Bộ;

– Lưu: VT, KHCN (250).

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Mạnh Hùng

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BẮT BUỘC PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

STT Tên sản phẩm, hàng hóa Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng Mã số HS theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC Mô tả sản phẩm, hàng hóa
1 Thiết bị đầu cuối viễn thông vô tuyến
1.1 Thiết bị điện thoại không dây loại kéo dài thuê bao vô tuyến DECT QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 22:2010/BTTTT

QCVN 113:2017/BTTTT(*)

8517.11.00 Bộ điện thoại hữu tuyến bao gồm một máy mẹ (Base Station) đi kèm với một hoặc vài máy điện thoại không dây kéo dài bằng sóng vô tuyến điện (máy con) sử dụng công nghệ DECT. Các máy di động cầm tay (máy con) kết nối đến mạng cố định thông qua máy mẹ (base station), là một máy điện thoại cố định kết nối cuộc gọi đến mạng cố định.
1.2 Thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất công cộng
1.2.1 Thiết bị đầu cuối thông tin di động GSM QCVN 12:2015/BTTTT

QCVN 86:2019/BTTTT (*)

QCVN 101:2016/BTTTT (*)

8517.12.00 Máy điện thoại hoặc thiết bị đầu cuối di động sử dụng công nghệ GSM (mạng 2G) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

– Đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD;

– Đầu cuối thông tin di động E-UTRA FDD;

– Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);

– Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz;

– Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;

– Phát, thu – phát vô tuyến cự ly ngắn.

1.2.2 Thiết bị đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD QCVN 15:2015/BTTTT

QCVN 86:2019/BTTTT (*)

QCVN 101:2016/BTTTT (*)

8517.12.00 Máy điện thoại hoặc thiết bị đầu cuối di động sử dụng công nghệ W-CDMA FDD (mạng 3G) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

– Đầu cuối thông tin di động GSM;

– Đầu cuối thông tin di động E-UTRA FDD;

– Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);

– Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz;

– Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;

– Phát, thu – phát vô tuyến cự ly ngắn.

1.2.3 Thiết bị đầu cuối thông tin di động E-UTRA FDD QCVN 117:2018/BTTTT

QCVN 86:2019/BTTTT (*)

QCVN 101:2016/BTTTT (*)

8517.12.00 Máy điện thoại hoặc thiết bị đầu cuối di động sử dụng công nghệ E-UTRA FDD (mạng 4G/LTE) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

– Đầu cuối thông tin di động GSM;

– Đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD;

– Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);

– Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz;

– Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;

– Phát, thu – phát vô tuyến cự ly ngắn.

1.2.4 Thiết bị đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G) QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.12.00 Máy điện thoại hoặc thiết bị đầu cuối di động sử dụng công nghệ thông tin di động thế hệ thứ năm (mạng 5G) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

– Đầu cuối thông tin di động GSM;

– Đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD;

– Đầu cuối thông tin di động E-UTRA FDD;

– Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz;

– Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;

– Phát, thu – phát vô tuyến cự ly ngắn.

2 Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên
2.1 Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện dùng trong các nghiệp vụ thông tin vô tuyến cố định hoặc di động mặt đất
2.1.1 Thiết bị trạm gốc thông tin di động GSM QC VN 41:2016/BTTTT

QCVN 103:2016/BTTTT (*)

8517.61.00 Thiết bị trạm gốc (trạm BTS) trong mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM (mạng 2G) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

– Thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD;

– Thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA FDD;

– Thiết bị trạm gốc thông tin di động thế hệ thứ năm (5G).

2.1.2 Thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD QCVN 16:2018/BTTTT

QCVN 103:2016/BTTTT (*)

8517.61.00 Thiết bị trạm gốc (trạm BTS) trong mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ W-CDMA FDD (mạng 3G) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

– Thiết bị trạm gốc thông tin di động GSM;

– Thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA FDD;

– Thiết bị trạm gốc thông tin di động thế hệ thứ năm (5G).

2.1.3 Thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA FDD QCVN 110:2017/BTTTT

QCVN 103:2016/BTTTT (*)

8517.61.00 Thiết bị trạm gốc (trạm BTS) trong mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ E-UTRA FDD (mạng 4G/LTE) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

– Thiết bị trạm gốc thông tin di động GSM;

– Thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD;

– Thiết bị trạm gốc thông tin di động thế hệ thứ năm (5G).

2.1.4 Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten liền dùng cho thoại tương tự QCVN 37:2018/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.12.00 Thiết bị vô tuyến cầm tay có ăng ten liền dùng phương thức điều chế góc trong các lưu động mặt đất, chủ yếu cho thoại tương tự, hoạt động trong dải tần số vô tuyến từ 30 MHz đến 1000 MHz với các khoảng cách kênh là 12,5 kHz và 25 kHz.
2.1.5 Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho truyền số liệu (và thoại) QCVN 42:2011/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

  Thiết bị vô tuyến số và thiết bị kết hợp tương tự/số có ăng ten rời với mục đích truyền số liệu và/hoặc thoại, bao gồm:
8517.61.00 – Thiết bị trạm gốc (có ổ cắm ăng ten được sử dụng ở vị trí cố định);
8517.12.00 – Trạm di động (có ổ cắm ăng ten thường được sử dụng trên một phương tiện vận tải hoặc như một trạm lưu động) hoặc máy cầm tay với mục đích truyền số liệu và/hoặc thoại.
2.1.6 Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho thoại tương tự QCVN 43:2011/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

  Các thiết bị trong hệ thống điều chế góc sử dụng trong dịch vụ lưu động mặt đất, hoạt động tại các tần số vô tuyến giữa 30 MHz và 1000 MHz, có khoảng cách kênh là 12,5 kHz và 25 kHz dùng cho thoại tương tự, bao gồm:
8517.61.00 – Thiết bị trạm gốc (có ổ cắm ăng ten);
8517.12.00 – Trạm di động (có ổ cắm ăng ten);
8517.12.00 – Máy cầm tay có ổ cắm ăng ten; hoặc không có ổ cắm ăng ten (thiết bị ăng ten liền) nhưng có đầu nối RF 50 Ω bên trong cố định hoặc tạm thời cho phép kết nối đến cổng ra của máy phát và cổng vào của máy thu.
2.1.7 Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten liền dùng cho truyền dữ liệu (và thoại) QCVN 44:2018/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.12.00 Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất sử dụng điều chế góc có đường bao không đổi, hoạt động ở dải tần số vô tuyến từ 30 MHz đến 1 GHz, với các khoảng cách kênh 12,5 kHz và 25 kHz, bao gồm thiết bị cầm tay vô tuyến số hoặc vô tuyến kết hợp tương tự/số dùng ăng ten liền để truyền số liệu và/hoặc thoại.
2.1.8 Thiết bị lặp thông tin di động GSM QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 103:2016/BTTTT (*)

8517.62.59 Thiết bị có chức năng thu và phát lại tín hiệu của mạng thông tin di động sử dụng công nghệ GSM (2G) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

– Lặp thông tin di động W-CDMA FDD;

– Lặp thông tin di động E-UTRA FDD;

– Lặp thông tin di động thế hệ thứ năm (5G).

2.1.9 Thiết bị lặp thông tin di động W-CDMA FDD QCVN 66:2018/BTTTT

QCVN 103:2016/BTTTT (*)

8517.62.59 Thiết bị có chức năng thu và phát lại tín hiệu của mạng thông tin di động sử dụng công nghệ W- CDMA FDD (3G) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

– Lặp thông tin di động GSM;

– Lặp thông tin di động E-UTRA FDD;

– Lặp thông tin di động thế hệ thứ năm (5G).

2.1.10 Thiết bị lặp thông tin di động E-UTRA FDD QCVN 111:2017/BTTTT

QCVN 103:2016/BTTTT (*)

8517.62.59 Thiết bị có chức năng thu và phát lại tín hiệu của mạng thông tin di động sử dụng công nghệ E- UTRA FDD (4G/LTE) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

– Lặp thông tin di động GSM;

– Lặp thông tin di động W-CDMA FDD;

– Lặp thông tin di động thế hệ thứ năm (5G).

2.1.11 Thiết bị trạm gốc thông tin di động thế hệ thứ năm (5G) QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.61.00 Thiết bị trạm gốc (trạm BTS) của mạng thông tin di động thế hệ thứ năm (5G) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

– Thiết bị trạm gốc thông tin di động GSM;

– Thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD;

– Thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA FDD.

2.1.12 Thiết bị lặp thông tin di động thế hệ thứ năm (5G) QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.62.59 Thiết bị có chức năng thu và phát lại tín hiệu của mạng thông tin di động thế hệ thứ năm (5G) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

– Lặp thông tin di động GSM;

– Lặp thông tin di động W-CDMA FDD;

– Lặp thông tin di động E-UTRA FDD.

2.2 Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho truyền hình quảng bá
2.2.1 Máy phát hình kỹ thuật số DVB-T2 QCVN 77:2013/BTTTT 8525.50.00 Máy phát dùng cho dịch vụ phát hình mặt đất sử dụng kỹ thuật số theo tiêu chuẩn DVB-T2 với độ rộng băng tần kênh 8 MHz.
2.3 Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho phát thanh quảng bá
2.3.1 Thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều biên (AM) QCVN 29:2011/BTTTT 8525.50.00 Thiết bị phát thanh điều biên (AM) sử dụng cho nghiệp vụ phát thanh quảng bá làm việc trong dải tần sóng trung (từ 526,5 kHz đến 1606,5 kHz) và sóng ngắn (từ 3,2 MHz đến 26,1 MHz).
2.3.2 Thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều tần (FM) QCVN 30:2011/BTTTT 8525.50.00 Thiết bị phát thanh điều tần (FM) sử dụng cho nghiệp vụ phát thanh quảng bá làm việc trong cả chế độ mono và stereo, dải tần 68 MHz đến 108 MHz.
2.3.3 Thiết bị truyền thanh không dây sử dụng kỹ thuật điều tần (FM) băng tần từ 54 MHz đến 68 MHz QCVN 70:2013/BTTTT 8525.50.00 Thiết bị truyền thanh không dây sử dụng kỹ thuật điều tần (FM) băng tần 54 MHz đến 68 MHz, làm việc ở chế độ mono.
2.4 Thiết bị Ra đa
2.4.1 Thiết bị Ra đa (trừ thiết bị Ra đa dùng cho tàu thuyền đi biển và Ra đa thuộc loại thiết bị phát, thu – phát vô tuyến cự ly ngắn) QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8526.10.10

8526.10.90

Tất cả các loại thiết bị Ra đa dùng trên mặt đất, hoặc trang bị trên máy bay dân dụng, trừ thiết bị Ra đa dùng cho tàu thuyền đi biển và Ra đa thuộc loại thiết bị phát, thu – phát vô tuyến cự ly ngắn.
2.5 Thiết bị truyền dẫn vi ba số
2.5.1 Thiết bị vi ba số – Cho thiết bị vi ba số điểm – điểm dải tần từ 1,4 GHz đến 55 GHz:

QCVN 53:2017/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

– Cho thiết bị vi ba số không phải là thiết bị vi ba số điểm – điểm dải tần từ 1,4 GHz đến 55 GHz:

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.62.59 Thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu sóng dùng công nghệ vi ba công nghệ số.
3 Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn (**)
3.1 Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn dùng cho mục đích chung – Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 9 kHz – 25 MHz:

QCVN 55:2011/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

– Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 25 MHz – 1 GHz:

QCVN 73:2013/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

– Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 1 GHz – 40 GHz:

QCVN 74:2013/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT(*)

8525.50.00 Máy phát thanh FM cá nhân
8517.62.59

8517.62.69

Thiết bị có đầu nối ăng ten ngoài và/hoặc với ăng ten tích hợp, dùng để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dạng dữ liệu khác; kể cả thiết bị sử dụng công nghệ giao tiếp trường gần NFC (Near Field Communication) chủ động.
3.2 Thiết bị thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên – Cho thiết bị có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW đến 100 mW:

QCVN 54:2011/BTTTT

QCVN 112:2017/BTTTT (*)

– Cho thiết bị có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương lớn hơn 100 mW:

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 112:2017/BTTTT (*)

8517.62.51 Thiết bị thu-phát sóng WiFi sử dụng trong mạng nội bộ không dây ở băng tần 2,4 GHz (Modem WiFi, bộ phát WiFi) có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng sau:

– Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;

– Đầu cuối thông tin di động GSM;

– Đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD;

– Đầu cuối thông tin di động E-UTRA FDD (4G/LTE);

– Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);

– Thu phát vô tuyến cự ly ngắn khác.

8525.80.40 Flycam (camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh được gắn trên thiết bị bay) sử dụng công nghệ điều khiển từ xa, truyền hình ảnh bằng sóng vô tuyến điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz và có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên.
8802.20.90 UAV/Drone (phương tiện bay được điều khiển từ xa, có thể tích hợp thiết bị camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh) sử dụng công nghệ điều khiển từ xa, truyền hình ảnh bằng sóng vô tuyến điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz và có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên.
3.3 Thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên QCVN 65:2013/BTTTT

QCVN 112:2017/BTTTT (*)

8517.62.51 Thiết bị thu-phát sóng WiFi sử dụng trong mạng nội bộ không dây ở băng tần 5 GHz (Modem WiFi, bộ phát WiFi) có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng sau:

– Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz;

– Đầu cuối thông tin di động GSM;

– Đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD;

– Đầu cuối thông tin di động E-UTRA FDD (4G/LTE);

– Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);

– Thu phát vô tuyến cự ly ngắn khác.

8525.80.40 Flycam (camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh được gắn trên thiết bị bay) sử dụng công nghệ điều khiển từ xa, truyền hình ảnh bằng sóng vô tuyến điều chế trải phổ trong băng tần 5 GHz và có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên.
8802.20.90 UAV/Drone (phương tiện bay được điều khiển từ xa, có thể tích hợp thiết bị camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh) sử dụng công nghệ điều khiển từ xa, truyền hình ảnh bằng sóng vô tuyến điều chế trải phổ trong băng tần 5 GHz và có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên.
3.4 Thiết bị Ra đa ứng dụng trong giao thông đường bộ hoặc đường sắt – Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 24 GHz – 24,25 GHz

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

– Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 76 GHz – 81 GHz:

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8526.10.10 Thiết bị Ra đa cự ly ngắn dùng cho các ứng dụng trong thông tin giao thông (đường bộ hoặc đường sắt) như điều khiển hành trình, phát hiện, cảnh báo, tránh va chạm giữa phương tiện giao thông với vật thể xung quanh.
3.5 Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện – Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 9 kHz – 25 MHz:

QCVN 55:2011/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

– Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 25 MHz – 1 GHz:

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

8526.92.00 Thiết bị bao gồm bộ phận cảm biến và hệ thống điều khiển được kết nối với nhau qua giao diện vô tuyến dùng cho mục đích cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện
3.6 Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện – Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 9 kHz – 25 MHz:

QCVN 55:2011/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

– Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 25 MHz – 1 GHz:

QCVN 73:2013/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

– Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 1 GHz – 40 GHz:

QCVN 74:2013/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

8526.92.00 Thiết bị dùng sóng vô tuyến để điều khiển các mô hình, điều khiển trong công nghiệp và dân dụng.
3.7 Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID) – Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 9 kHz – 25 MHz:

QCVN 55:2011/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

– Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 25 MHz – 1 GHz:

QCVN 73:2013/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

– Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 1 GHz – 40 GHz:

QCVN 74:2013/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

8517.62.59 Thiết bị sử dụng sóng vô tuyến để tự động nhận dạng, theo dõi, quản lý hàng hóa, con người, động vật và các ứng dụng khác. Thiết bị có hai khối riêng biệt được kết nối thông qua giao diện vô tuyến:

– Thiết bị thu-phát vô tuyến, lưu trữ thông tin dưới dạng thẻ mang chip điện tử (RF tag), được gắn trên đối tượng cần nhận dạng; chỉ áp dụng đối với loại thẻ có nguồn điện.

– Thiết bị thu- phát vô tuyến (RF Reader) để kích hoạt thẻ vô tuyến và nhận thông tin của thẻ, chuyển tới hệ thống xử lý số liệu.

3.8 Thiết bị thu phí giao thông không dừng áp dụng công nghệ nhận dạng vô tuyến RFID QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

8517.62.59 Thiết bị thu phí giao thông không dừng áp dụng công nghệ nhận dạng vô tuyến RFID băng tần 920-923 MHz công suất cao trên 500 mW ERP, có hai khối riêng biệt được kết nối thông qua giao diện vô tuyến:

– Thiết bị thu-phát vô tuyến, lưu trữ thông tin dưới dạng thẻ mang chip điện tử (RF tag), được gắn trên đối tượng cần nhận dạng, chỉ áp dụng đối với loại thẻ có nguồn điện.

– Thiết bị thu- phát vô tuyến (RF Reader) để kích hoạt thẻ vô tuyến và nhận thông tin của thẻ, chuyển tới hệ thống xử lý số liệu.

3.9 Thiết bị âm thanh không dây dải tần 25 MHz đến 2000 MHz QCVN 91:2015/BTTTT 8518.10.11

8518.10.19

8518.10.90

Micro không dây có dải tần hoạt động 25 MHz ÷ 2000 MHz
8518.21.10

8518.21.90

8518.22.10

8518.22.90

8518.29.20

8518.29.90

Loa không dây có dải tần hoạt động 25 MHz ÷ 2000 MHz
8518.30.10

8518.30.20

Tai nghe không dây có dải tần hoạt động 25 MHz ÷ 2000 MHz
8518.30.51

8518.30.59

8518.30.90

Micro/loa kết hợp không dây có dải tần hoạt động 25 MHz ÷ 2000 MHz
3.10 Thiết bị thông tin băng siêu rộng (UWB) QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 94:2015/BTTTT (*)

8517.62.59 Thiết bị sử dụng công nghệ băng thông siêu rộng (UWB) dùng để ứng dụng cố định trong nhà hoặc di động và xách tay, bao gồm:

– Các thiết bị vô tuyến độc lập có hoặc không có phần điều khiển kèm theo;

– Các thiết bị vô tuyến cắm thêm (plug-in) dạng mô-đun được sử dụng để cắm vào các đối tượng thiết bị chủ khác nhau, như máy tính cá nhân, thiết bị đầu cuối cầm tay…;

– Các thiết bị vô tuyến cắm thêm được dùng trong thiết bị tổ hợp, ví dụ như các modem cáp, set-top box, điểm truy nhập;

– Thiết bị tổ hợp hoặc tổ hợp của thiết bị vô tuyến cắm thêm và một thiết bị chủ cụ thể;

– Thiết bị dùng trong các phương tiện đường bộ và đường sắt.

3.11 Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn khác – Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 9 kHz – 40 GHz:

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

– Cho thiết bị hoạt động tại dải tần trên 40 GHz:

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.62.59

8526.10.10

8526.10.90

8526.92.00

– Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn chưa được liệt kê tại mục 3 của Danh mục tại Phụ lục I của Thông tư này và mục 5 của Danh mục tại Phụ lục II của Thông tư này;

– Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn đã được liệt kê tại mục 3 của Danh mục tại Phụ lục I của Thông tư này và mục 5 của Danh mục tại Phụ lục II của Thông tư này nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật áp dụng tương ứng.

Ghi chú: Việc thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa nêu tại Phụ lục I đối với một số trường hợp cụ thể quy định như sau:

(*) Đối với quy chuẩn kỹ thuật này, sản phẩm, hàng hóa không phải thực hiện chứng nhận hợp quy mà chỉ thực hiện công bố hợp quy như sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục nêu tại Phụ lục II của Thông tư này. Đối với QCVN 101:2016/BTTTT chỉ áp dụng cho máy điện thoại di động và bắt buộc công bố hợp quy yêu cầu về đặc tính an toàn quy định tại điều 2.6 của quy chuẩn, không bắt buộc công bố hợp quy yêu cầu về vận chuyển nêu tại điều 2.6.2.7 của quy chuẩn.

(**) Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn là thiết bị vô tuyến cự ly ngắn quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo, đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 18/2018/TT-BTTTT ngày 20 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn không bao gồm thiết bị chỉ thu vô tuyến; thiết bị thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương nhỏ hơn 60 mW; thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương nhỏ hơn 60 mW. Chỉ thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy khi thiết bị phù hợp về băng tần và điều kiện kỹ thuật, khai thác theo quy định.

XEM THÊM

Đánh giá post