Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao. Đặc biệt là các thiết bị phục vụ đời sống hàng ngày của con người. Thiết bị vệ sinh là một trong những số đó.
Ngoài những mặt hàng thiết bị vệ sinh trong nước, thì còn có thiết bị vệ sinh nhập khẩu. Vậy câu hỏi đặt ra là nhập khẩu thiết bị vệ sinh có khó không? Thủ tục thế nào? Thuế nhập khẩu bao nhiêu?
Sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn về thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh.
1) Thiết bị về sinh là gì?
Là những thiết bị, vật dụng bố trí trong nhà tắm – nhà vệ sinh phục vụ cho các nhu cầu vệ sinh cơ bản của con người. Thiết bị vệ sinh ngoài các dòng sản phẩm chính thường thấy như bồn cầu, chậu rửa, bồn tắm, sen cây… còn có nhiều phụ kiện đi kèm để hoàn thiện phòng tắm tiện nghi như: thanh treo khăn, gương, lô giấy, kệ đựng cốc, vòi xịt…
2) Chính sách mặt hàng
Căn cứ vào thông tư 10/2017/TT-BXD ngày 29/9/2017 của Bộ Xây dựng, sửa đổi bổ sung Thông tư 15/2014/TT-BXD, thì các mặt hàng thiết bị vệ sinh nhập khẩu (bằng sứ) không còn thuộc danh mục hàng hóa vật liệu xây dựng phải được chứng nhận và công bố hợp quy nữa.
Do đó các mặt hàng như: bồn rửa, bồn tắm, bệ xí nhập khẩu về thì làm thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường.
Thiệt bị vệ sinh
3) Mã HS Code của thiết bị vệ sinh
Để biết được chính xác mã HS Code của thiết bị vệ sinh thì bạn phải tra cứu ở biểu thuế XNK 2021. Dưới đây là mã HS Code tham khảo của thiết bị vệ sinh nhập khẩu.
Thiết bị vệ sinh là vòi nước, vòi sen
- Phân nhóm 7324: Nếu thiết bị vệ sinh và các bộ phận của chúng được làm (chế tạo) bằng sắt hoặc thép.
- Phân nhóm 8481: Nếu vòi, van và các thiết bị vệ sinh tương tự dùng cho đường ống, thân nồi hơi, bể chứa hay các loại tương tự, kể cả van giảm áp và van điều chỉnh bằng nhiệt được làm (chế tạo) bằng các loại chất liệu khác như chrom, nhựa…
Thiết bị vệ sinh là lavabo (bồn rửa), bồn tắm, bệ xí
- Phân nhóm 3922: Nếu lavabo (bồn rửa), bồn tắm, bồn tắm vòi sen, bệ rửa vệ sinh (bidets), bệ và nắp xí bệt, bình xả nước và các thiết bị vệ sinh tương tự được làm (chế tạo) bằng plastic.
- Phân nhóm 6910: Nếu lavabo (bồn rửa), bồn tắm, bệ chậu rửa, bệ rửa vệ sinh (bidets), bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự khác được làm (chế tạo) bằng gốm, sứ gắn cố định.
Do vậy, tùy từng mặt hàng và chất liệu cấu tạo của thiết bị vệ sinh mà bạn tra mã HS code cho phù hợp.
4) Thuế nhập khẩu
Nhóm vòi nước, vòi sen,… (bằng sắt hoặc thép) có HS Code 7324, thuế nhập khẩu có C/O form E là 0 – 5%.
Nhóm vòi nước, vòi sen,… (các chất liệu khác như Chrom, nhựa,.. ) có HS Code 8481, thuế nhập khẩu có C/O form E là 0%.
Nhóm bồn rửa, bồn tắm,… (bằng nhựa) có HS Code 3922, thuế nhập khẩu có C/O form E là 0 – 5%.
Nhóm bồn rửa, bồn tắm,… (bằng sứ) có HS Code 6910, thuế nhập khẩu có C/O form E là 15%.
Thuế VAT trong tất cả các trường hợp trên là 10%.
5) Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh
Vì mặt hàng thiết bị vệ sinh không nằm trong danh sách phải công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng nên thủ tục được tiến hành như một lô hàng thông thường
5.1 Làm thủ tục hải quan
Bộ hồ sơ bao gồm:
- Invoice
- Packing list
- Bill
- C/O
- Tờ khai hải quan
- Các chứng từ khác (nếu có)
Các bạn có thể tham khảo thêm Khoản 5 Điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu mặt hàng thiết bị vệ sinh.
Trên đây là bài viết về thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh, nếu các bạn có thắc mắc cũng như muốn nhập khẩu thiết bị vệ sinh xin hãy liên hệ với Oz Việt Nam qua hotline: 0972433318 để được tư vẫn chi tiết.
Có thế bạn chưa biết
Tại sao ống thoát nước của Lavabo có hình cong?
Nếu bạn để ý quan sát sẽ thấy rằng, ống thoát nước của lavabo trong toliet có hình uốn cong, đoạn đầu cong xuống sau đó lại lượn lên trên. Làm như vậy nhằm mục đích gì? Tại sao người ta không làm thành dạng ống thẳng có phải tiết kiệm được vật liệu hơn không?
Thực ra ống thoát nước của lavabo hình cong có tác dụng nhất định. Phần ống uốn cong tạo thành ống thông nhau hình chữ U.
Theo nguyên lý bình thông nhau, sau khi nước trong lavabo được xả hết, trong lòng ống chữ U vẫn còn giữ được lưu lượng nước nhất định, mực nước trong hai lòng ống ngang bằng nhau, như vậy sẽ vừa không gây lãng phí nước cũng như ngăn chặn được mùi hôi ở dưới cống nước thoát lên.
Nếu chúng ta dùng loại ống thẳng, sau khi nước được xả hết, trong lòng ống không có lượng nước lưu lại, trong phòng sẽ tràn ngập mùi thối. Ngoài ra, nó có tác dụng loại bỏ tạp chất.