Nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng tắc biên tại các cửa khẩu biên giới giữa hai nước cũng thường xuyên xảy ra, gây ra nhiều khó khăn, rủi ro cho các doanh nghiệp. Do đó, nếu bạn muốn hạn chế những rủi ro này, bạn nên đọc kỹ bài viết dưới đây để có cho mình những giải pháp hữu ích nhất.
Tắc biên là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc biên
Tắc biên là gì?
Tắc biên là tình trạng hàng hóa bị ách tắc ở cửa khẩu giáp ranh giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc, các container hàng hóa sẽ không được lưu thông gây chậm trễ thời gian hàng về, không có hàng mới để bán.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc biên
Ngoài những nguyên nhân chung như sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu giữa hai nước, sự khác biệt về quy định, thủ tục thông quan giữa hai nước, sự thiếu minh bạch trong quy định, thủ tục thông quan của một trong hai nước,… thì tắc biên Việt Trung còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân cụ thể sau:
- Số lượng vận chuyển lễ Tết quá lớn: Vào những dịp lễ Tết, các ngày sale lớn tại Trung Quốc,… hàng hóa thường về nhiều hơn. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất 1 tuyến đường vận chuyển qua cửa khẩu. Do đó, khi tất cả các xe chở hàng cùng dồn về một tuyến đường sẽ gây nên tình trạng ùn tắc làm hàng hóa bị kẹt ở cửa khẩu nhiều ngày.
- Dịp cuối năm, tại cửa khẩu, các cơ quan chức năng sẽ kiểm soát hàng hóa chặt chẽ hơn để phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu. Do đó, thủ tục thông quan cũng khó khăn hơn, hàng hóa cũng khó qua cửa khẩu hơn.
- Vận chuyển hàng hóa vào thời điểm giữa mùa nông sản cũng khiến lô hàng thường xuyên về chậm. Vì thời gian này lượng xe container chở hàng nông sản đổ về cửa khẩu rất nhiều. Do đó, quá trình thông quan cũng chậm hơn nên hàng hóa hay bị tắc lại.
- Một số yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh,… khiến cơ quan chức năng hai nước kiểm soát chặt hơn hoạt động xuất nhập khẩu.
Hậu quả của việc tắc biên
Tắc biên Việt Trung là một vấn đề gây ra nhiều hệ lụy cho cả hai nước, đặc biệt là Việt Nam.
Trước hết, tắc biên khiến hàng hóa về chậm, thời gian chờ đợi lâu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, khiến họ không thể cung ứng kịp hàng hóa cho thị trường, dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa.
Thứ hai, tắc biên gây ra nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế cho người kinh doanh. Khi hàng hóa về chậm, doanh nghiệp phải chi thêm chi phí lưu kho, bảo quản, thuê nhân công bốc xếp, vận chuyển,… Điều này làm tăng giá thành sản phẩm, khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, tắc biên khiến cho chuỗi cung ứng hàng hóa giữa hai nước bị gián đoạn. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Chính bởi vậy mà việc tắc biên Trung Quốc ngày càng dễ xảy ra và diễn ra trong thời gian dài. Không ai có thể dự đoán được tình trạng tắc biên. Họ không thể biết chính xác ngày này, giờ này hàng hóa sẽ bị tắc lại ở cửa khẩu.
Các giải pháp để giảm thiểu rủi ro khi tắc biên
Ngoài những giải pháp từ phía Bộ công thương là những giải pháp mang tính tổng thể, có tác động trực tiếp đến việc giảm thiểu tình trạng tắc biên, thì bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm kiếm các giải pháp để giảm thiểu rủi ro do tắc biên gây ra như:
Căn chỉnh thời gian nhập hàng
Doanh nghiệp cần nắm rõ các dịp cao điểm như lễ Tết, các ngày sale lớn tại Trung Quốc,… để căn chỉnh thời gian nhập hàng sao cho không bị trùng với khoảng thời gian đó. Tránh tình trạng các xe hàng xếp từng hàng dài chờ đợi, gây ùn tắc tại cửa khẩu.
Thúc đẩy việc đóng hàng nhanh chóng
Quá trình đóng hàng càng xong nhanh thì càng giúp con đường lưu thông rút ngắn lại. Doanh nghiệp cần có kế hoạch đóng hàng hợp lý, phân công nhân lực hợp lý, sử dụng máy móc hiện đại để nâng cao hiệu quả đóng hàng.
Lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp
Doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn vận chuyển hàng hóa theo đường chính ngạch, thay vì đường tiểu ngạch. Bởi vận chuyển theo đường chính ngạch có nhiều ưu điểm như: Hạn chế đáng kể tình trạng tắc biên, khối lượng hàng hóa được chuyển về lớn hơn, có thể vận chuyển nhiều loại hàng hóa, hàng hóa về Việt Nam ổn định và nhanh chóng hơn.
Theo dõi tình hình thông quan hàng hóa
Thường xuyên cập nhật tình hình thông quan hàng hóa, để nắm bắt kịp thời những thay đổi và có kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu trữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến hàng hóa, để thuận tiện cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh.
Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín
Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về đơn vị vận chuyển trước khi lựa chọn, thông qua các kênh thông tin uy tín như website, mạng xã hội, đánh giá của khách hàng. Đây là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp hạn chế tác động của tắc biên. Một đơn vị vận chuyển uy tín sẽ có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực này, giúp doanh nghiệp giải quyết các thủ tục thông quan nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình vận chuyển.
OZ Việt Nam – Giải pháp vận chuyển hàng hóa Trung – Việt uy tín, chuyên nghiệp
Công ty chúng tôi- OZ Việt Nam là một trong những đơn vị vận chuyển hàng hóa Trung – Việt hàng đầu, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Công ty sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu các quy định, thủ tục thông quan giữa hai nước, giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng các thủ tục, hạn chế tối đa tình trạng hàng hóa bị tắc biên.
Ngoài ra, công ty còn có hệ thống kho bãi rộng khắp tại Trung Quốc và Việt Nam, giúp doanh nghiệp lưu trữ hàng hóa an toàn, tiết kiệm chi phí. Đồng thời, chúng tôi cũng có đội ngũ xe tải hùng hậu, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển của doanh nghiệp.
Với những ưu điểm trên, OZ Việt Nam đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp khi vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam.
Với những chia sẻ trên đây của OZ Việt Nam về tình trạng tắc biên, hy vọng bạn đã tìm được những giải pháp giúp bạn giảm thiểu được những rủi ro khi tắc biên. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, xin hãy liên hệ với OZ Việt Nam qua hotline: 0972433318, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất