Thủ tục nhập khẩu tổ máy phát điện về Việt Nam

Trên thị trường hiện nay các thương hiệu máy phát điện vô cùng đa dạng kéo theo nhu cầu nhập khẩu tổ máy phát điện cũng tăng cao. Vậy tổ máy phát điện là gì? Thủ tục nhập khẩu tổ máy phát điện ra sao? Thuế nhập khẩu của nó là bao nhiêu? Tất cả sẽ được OZ Việt nam giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tổ máy phát điện là gì?

Tổ máy phát điện là thiết bị được tạo thành từ 2 máy phát điện trở lên và có thể hoạt động độc lập hoặc hoạt động song song với nhau. Tổ máy phát điện có nhiệm vụ tạo ra nguồn điện nhưng không mang điện tích.

Tương tự giống như máy phát điện, tổ máy cũng được sử dụng dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ để biến đổi cơ năng thành điện năng. Từ đó, giúp cung cấp nguồn điện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thủ tục nhập khẩu tổ máy phát điện
Thủ tục nhập khẩu tổ máy phát điện

Chính sách nhập khẩu tổ máy phát điện

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu tổ máy phát điện các loại được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây: 

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC cấp ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC cấp ngày 20/04/2018. 
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP cấp ngày 15/05/2018;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP cấp ngày 02/02/2018;
  • Quyết định số 583/QĐ-TCHQ cấp ngày 22/03/2019;
  • Quyết định 18/2019/QĐ-TTg cấp ngày 19/04/2019;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP cấp ngày 14/4/2017;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP cấp ngày 19/10/2020.

Theo những văn bản pháp luật trên thì mặt hàng tổ máy phát điện không thuộc nhóm Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, thủ tục nhập khẩu tổ máy sẽ tiến hành như những mặt hàng bình thường khác. 

Mã HS code tổ máy phát điện nhập khẩu 

Tổ máy phát điện có mã HS code thuộc Chương 85: Máy điện và Thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên – mục 8502: Tổ máy phát điện và máy biến đổi điện quay. Cụ thể:

85.02 Tổ máy phát điện và máy biến đổi điện quay. Thuế NK ưu đãi năm 2022
TỔ MÁY PHÁT ĐIỆN VỚI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PISTON CHÁY DO NÉN (ĐỘNG CƠ DIESEL HOẶC BÁN DIESEL)
8502.11.00 Công suất không quá 75 kVA 15%
8502.12 Công suất trên 75 kVA nhưng không quá 375 kVA  
8502.12.10 Công suất trên 75kVA nhưng không quá 125 kVA 10%
8502.12.20 Công suất trên 125 kVA nhưng không quá 375 kVA 10%
8502.13 Công suất trên 375 kVA  
8502.13.20 Công suất từ 12.500 kVA trở lên 5%
8502.13.90 Loại khác 5%
TỔ MÁY PHÁT ĐIỆN VỚI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PISTON ĐỐT CHÁY BẰNG TIA LỬA ĐIỆN
8502.20.10 Công suất không quá 75 kVA 20%
8502.20.20 Công suất trên 75 kVA nhưng không quá 100 kVA 10%
8502.20.30 Công suất trên 100 kVA nhưng không quá 10.000 kVA 10%
  Công suất trên 10.000 kVA  
8502.20.42 Công suất từ 12.500 kVA trở lên 10%
8502.20.49 Loại khác 10%
TỔ MÁY PHÁT ĐIỆN KHÁC
8502.31 Chạy bằng sức gió  
8502.31.10 Công suất không quá 10.000 kVA 0%
8502.31.20 Công suất trên 10.000 kVA 0%
8502.39 Loại khác  
8502.39.10 Công suất không quá 10 kVA 0%
8502.39.20 Công suất trên 10 kVA nhưng không quá 10.000 kVA 0%
  Công suất trên 10.000 kVA  
8502.39.32 Công suất từ 12.500 kVA trở lên 0%
8502.39.39 Loại khác 0%

Thuế nhập khẩu tổ máy phát điện

Các loại thuế khi nhập khẩu tổ máy phát điện bao gồm:

  • Thuế giá trị gia tăng VAT: 10%
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tổ máy phát điện với động cơ diesel hoặc bán diesel: 5 – 15%
  • Thuế nhập khẩu tổ máy phát điện với động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng tia lửa điện: 10 – 20%. (tùy từng mã HS code cụ thể)

Trong một số trường hợp nếu tổ máy phát điện được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Thủ tục nhập khẩu tổ máy phát điện về Việt Nam

Bộ hồ sơ thủ tục hải quan nhập khẩu tổ máy phát điện bao gồm:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Bill of lading (Vận đơn) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Giấy giới thiệu – Bản chính
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – Bản gốc
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Một số chi cục hải quan có thể yêu cầu thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan với Doanh nghiệp – Bản chính

Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu

Hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam cần phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định pháp luật hiện hành.

Cụ thể là bắt buộc phải thể hiện được các nội dung sau:

  • Tên của loại hàng hóa nhập khẩu;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về lô hàng nhập khẩu đó;
  • Xuất xứ của lô hàng;
  • Các nội dung khác tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu

Tùy thuộc vào tính chất của từng loại hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa nhập khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ hoặc đường chuyển phát nhanh. Mỗi lô hàng sẽ cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Trên đây là tổng hợp chi tiết Hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu tổ máy phát điện vào Việt Nam. Nếu bạn cần tư vấn thêm về loại hình này vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua địa chỉ hotline: 0972 433 318  để được hỗ trợ cụ thể.

Nhập khẩu tổ máy phát điện như thế nào?

Để nhập khẩu tổ máy phát điện, bạn cần hoàn thành các thủ tục hải quan bao gồm: đăng ký thông tin doanh nghiệp, nộp hồ sơ nhập khẩu, kiểm tra hàng hóa, và thanh toán thuế nhập khẩu.

Các giấy phép cần có để NKTMPĐ

Các giấy tờ cần thiết bao gồm: hóa đơn thương mại, đơn hàng, giấy chứng nhận xuất xứ, hợp đồng mua bán, và giấy phép nhập khẩu (nếu có).

Thuế nhập khẩu cho tổ máy là bao nhiêu?

Mức thuế nhập khẩu phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia và thỏa thuận thương mại giữa các nước. Bạn cần kiểm tra bảng thuế nhập khẩu của quốc gia Vn Để biết chính xác

Đánh giá post