Phụ phí là gì và các loại phụ phí

Phụ phí là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực vận tải đường biển và thương mại quốc tế. Đây là khoản phí được áp dụng bổ sung vào cước biển chính, nhằm bù đắp các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua đường biển.

Phụ phí cước biển có thể bao gồm các khoản phí như phụ phí chất lỏng, phụ phí bảo hiểm, phụ phí xử lý hàng hóa, và nhiều yếu tố khác. Trong bài viết đầy đủnày, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về phụ phí cước biển và tầm quan trọng của nó trong hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế chính xác nhất.

Những phụ phí cước biển phổ biến

Danh sách Các phụ phí cước biển phổ biến

Tên tiếng anh là gì – Định nghĩa và khái niệm được giải thích 1 cách đầy đủ bởi chuyên gia:

Cước biển (Ocean Freight)

Cước biển, hay còn gọi là O/F, đại diện cho chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất phát đến cảng đích thông qua đường biển.

Phí chứng từ (Documentation fee)

Đây là phí được tính cho việc xử lý giấy tờ liên quan đến hàng hóa vận chuyển, bao gồm việc lập vận đơn biển (Bill of Lading) hoặc vận đơn hàng không (Airway Bill) và các thủ tục giấy tờ liên quan.

Phí xử lý tại cảng (Terminal Handling Charge – THC)

Phí THC được thu để bù đắp các chi phí xử lý hàng hóa tại cảng, bao gồm các hoạt động xếp dỡ, chuyển container từ cảng tới tàu và các dịch vụ khác.

Phí xử lý hàng lẻ (Container Freight Station fee – CFS)

Phí CFS áp dụng cho việc xử lý hàng lẻ xuất/nhập khẩu từ container, bao gồm việc dỡ hàng hóa từ container và lưu trữ hoặc xếp hàng vào container.

Phụ phí mất cân đối vỏ container (Container Imbalance Charge – CIC)

Phụ phí CIC là khoản phụ phí được tính để bù đắp chi phí chuyển vỏ container rỗng từ nơi có thặng dư đến nơi có thiếu container, nhằm duy trì cân đối về số lượng container trong hệ thống.

Phụ phí nhiên liệu khẩn cấp (Emergency Bunker Surcharge – EBS)

Phụ phí EBS áp dụng cho các tuyến vận chuyển hàng hóa châu Á và được sử dụng để bù đắp sự biến động của giá nhiên liệu trên thị trường thế giới.

Phí xử lý (Handling fee)

Phí xử lý là khoản phí được tính cho công ty vận chuyển để theo dõi quá trình giao nhận hàng hóa, vận chuyển và khai báo với cơ quan hải quan.

Phụ phí điều chỉnh nhiên liệu (Bunker Adjustment Factor – BAF)

Phụ phí BAF là một khoản phụ phí vận chuyển hàng hóa, áp dụng để bù đắp sự biến động của giá nhiên liệu, không được tính vào cước biển.

Phụ phí điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ (Currency Adjustment Factor – CAF)

Phụ phí CAF là một khoản phụ phí vận chuyển hàng hóa, áp dụng để bù đắp sự biến động của tỷ giá ngoại tệ, không được tính vào cước biển.

Phụ phí thay đổi cảng đích (Change of Destination – COD)

Phụ phí COD áp dụng khi chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích và bao gồm các chi phí như xếp dỡ hàng hóa, đảo chuyển, lưu container và vận chuyển đường bộ.

Phụ phí giao nhận tại cảng đến (Destination Delivery Charge – DDC)

Phụ phí DDC không liên quan đến việc giao hàng cho người nhận thực tế, mà được tính để bù đắp chi phí dỡ hàng từ tàu, sắp xếp container trong cảng và chi phí cổng cảng.

Phí kê khai an ninh nhập khẩu (Import Security Filing – ISF)

ISF là phí kê khai thông tin an ninh cho hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, bao gồm thông tin hải quan tự động và thông tin an ninh cho cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ.

Phí vệ sinh container (Cleaning Container Fee – CCF)

Phí CCF là khoản phí mà người nhập khẩu phải trả để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi sử dụng để vận chuyển hàng hóa và trả container tại cảng.

Phụ phí tắc nghẽn cảng (Port Congestion Surcharge – PCS)

Phụ phí PCS áp dụng trong trường hợp xảy ra tắc nghẽn tại cảng, gây trễ tàu và phát sinh chi phí cho chủ tàu.

Phụ phí mùa cao điểm (Peak Season Surcharge – PSS)

Phụ phí PSS áp dụng trong mùa cao điểm, thường từ tháng tám đến tháng mười, khi có nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh để phục vụ mùa Giáng sinh và Ngày lễ tại thị trường Mỹ và châu Âu.

Phụ phí qua kênh đào Suez (Suez Canal Surcharge – SCS)

Phụ phí SCS áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez.

Phí khai báo tự động (Automatic Manifest System – AMS)

Phí AMS là phí khai báo hàng hóa tự động cho các nước nhập khẩu như Mỹ, Canada, và Trung Quốc, trước khi hàng hóa được xếp lên tàu.

Phí khai báo nhập khẩu liên hiệp châu Âu (Entry Summary Declaration – ENS)

ENS là phí khai báo tại cảng đến cho lô hàng đi châu Âu (EU), nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh hàng hóa nhập khẩu.

Phí khai báo hải quan tự động (Automated Manifest System – AMS)

Phí AMS là phí khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để vận chuyển đến Mỹ và áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu.

Hải cảng là gì

Những phụ phí cước biển khác
  • A.P. – Phụ phí bổ sung (Additional Premium)
  • A.V.R. – Tỷ lệ phụ thu theo giá trị hàng hóa (Ad Valorem Rate)
  • ACC – Phí hành lang Alameda (Alameda Corridor Charge)
  • ACI – Phí thông tin thương mại nâng cao (Advance Commercial Information Charge)
  • ADM.C – Phí quản lý (Administration Charge)
  • ADMSED – Phí quản lý (Administration Fee)
  • AGC – Phụ phí vùng Vịnh Aden (Aden Gulf Surcharge)
  • ARBI/D – Phí tùy ý tại cảng dỡ hàng (Outport Arbitrary At Port Of Discharging)
  • ARBI/L – Phí tùy ý tại cảng xếp hàng (Outport Arbitrary At Port Of Loading)
  • ARBIT – Phí tùy ý (Arbitrary, outport arbitrary)
  • BAC – Phí nhiên liệu tàu (Bunker Charge)
  • BAF – Hệ số điều chỉnh nhiên liệu (Bunker Adjustment Factor)
  • BC CTS – Phụ phí thuế carbon BC (Bc Carbon Tax Surcharge)
  • BLSF – Phí nộp biên lai vận đơn (B/L Surrender Fee)
  • BSCS – Phụ phí tuyến đường eo biển Bosphorus (Bosphorus Strait Container Surcharge)
  • BSFS – Phụ phí nhiên liệu biển Baltic (Baltic Sea Fuel Surcharge)
  • BUACS – Phụ phí hàng hóa nông nghiệp hàng loạt (Bulk Agriculture Commodity Surcharge)
  • C.A.S. – Phụ phí không khí nhân tạo (CA surcharge – carrier supply artificial atmosphere)
  • C.C.C. – Phí vệ sinh container (Container Cleaning Charge)
  • C.R.C. – Phí vị trí container (Container (or equipment) Reposition Charge)
  • C.S./D – Phụ phí tắc nghẽn tại cảng dỡ hàng (Congestion Surcharge at Port Of Discharging)
  • C.S./L – Phụ phí tắc nghẽn tại cảng xếp hàng (Congestion Surcharge at Port Of Loading)
  • C.S.C. – Phí dịch vụ container (Container Service Charge)
  • C.T.S. – Phí xử lý nhiệt lạnh (Cold Treatment Service – fruit fly infection)
  • C.Y.C. – Phí khu vực chứa container (Container Yard Charge)
  • CAF – Hệ số điều chỉnh ngoại tệ (Currency Adjustment Factor)
  • CAF/D – Hệ số điều chỉnh ngoại tệ tại cảng dỡ hàng (Currency Adjustment Factor At Port Of Discharging)
  • CAF/L – Hệ số điều chỉnh ngoại tệ tại

Hy vọng với các thông tin chia sẻ của OZ Việt Nam thông qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các loại phí cước biển. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi để tìm hiểu thêm về ngành xuất nhập khẩu với nhiều kiến thức thủ tục đa dạng và chi tiết.

Xem thêm: Các hãng tàu vận chuyển Trung Quốc

Đánh giá post