Giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là gì?

Giấy phép nhập khẩu là một tài liệu pháp lý được cấp bởi cơ quan chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia, cho phép cá nhân hoặc doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về.

Đây là một loại giấy tờ quan trọng để đảm bảo cá nhân hoặc doanh nghiệp nhập khẩu tuân thủ đúng các quy định và điều kiện về nhập khẩu như thuế quan, quy định an toàn và chất lượng hàng hóa.

Giấy phép nhập khẩu quy định các thông tin cần thiết về người nhập khẩu, hàng hóa, số lượng, nguồn gốc và các yêu cầu khác liên quan đến việc nhập khẩu.

Có phải hàng hóa nào cũng phải xin giấy phép không?

Tùy thuộc vào từng mặt hàng, có mặt hàng cần xin giấy phép NK, có mặt hàng không cần. Trong trường hợp hàng hóa doanh nghiệp muốn nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cần phải xin giấy phép nhập khẩu thì cần chủ động tiến hành thủ tục hồ sơ từ sớm.

Căn cứ theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP, các doanh nghiệp muốn xuất nhập khẩu hàng hóa phải tuân thủ các quy định và có giấy phép của các bộ, cơ quan ban ngành liên quan.

Quá trình xuất nhập khẩu hàng háo yêu cầu tuân thủ các quy định về kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng. Trước khi được thông quan, hàng hóa phải trải qua quá trình kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền tiến hành.

Trong trường hợp hàng hóa không thuộc danh mục hàng bị cấm xuất nhập khẩu hoặc đang trong tình trạng tạm ngừng xuất nhập khẩu, cũng như các loại hàng hóa thuộc hai trường hợp đề cập bên trên thì chỉ phải làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan cửa khẩu

giấy phép nhập khẩu

Các loại giấy phép nhập khẩu

Hiện nay có 2 loại giấy phép phổ biến:

  • Giấy phép NK tự động: Đây là loại giấy phép được cấp bởi Bộ Công Thương cho các thương nhân dưới hình thức xác nhận đơn dăng ký nhập khẩu cho từng lô hàng. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thông qua cửa khẩu đường bộ hoặc nhập khẩu từ các khu phi thuế quan vào nội địa, giấy phép này sẽ được xác nhận đăng ký nhập khẩu theo thời gian.
  • Giấy phép NK không tự động: Đây là loại giấy phép áp dụng cho các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động. Để được cấp giấy phép này, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra.

Các loại hàng hóa áp dụng giấy phép NK không tự động bao gồm:

  • Hàng nhập khẩu phi mậu dịch
  • Hàng nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công (bao gồm cả hàng nhập khẩu để lắp ráp, sửa chữa, bảo hành)
  • Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào các khu phi thuế quan và hàng sản xuất, gia công, lắp ráp trong các khu phi thuế quán nhập khẩu vào nội địa
  • Hàng nhập khẩu để kinh doanh tại các cửa hàng miễn thuế…

Điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu

Hiện nay, việc xin giấy phép nhập khẩu đòi hỏi thực hiện nhiều điều kiện khác nhau, dặc biệt đối với từng loại hàng hóa. Tuy nhiên, để xin cấp giấy phép và tiến hành thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp cần tuân thủ 2 điều kiện cơ bản sau:

  • Đối tượng được phép nhập khẩu:
  • Doanh nghiệp Việt Nam không phải là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, có quyền kinh doanh nhập khẩu và thực hiện các hoạt động liên quan không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, trừ các loại hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp có thể thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền từ doanh nghiệp mẹ.
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, khi tiến hành hoạt động nhập khẩu, phải tuân thủ cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên, danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, cùng với việc tuân thủ các quy định của pháp luật.
  • Hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp phải xin giấy phép
Bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Nghị định 69/2018NĐ-CP, hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép: 1 bản chính
  • Giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao
  • Các loại giấy tờ, tài liệu liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Quy trình xin giấy phép nhập khẩu

Bước 1: Cá nhân hoặc doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ theo quy định bên trên đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.

Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định, cần bổ sung tài liệu, bộ hoặc cơ quan ngang bộ sẽ thông báo lại cho doanh nghiệp để hoàn thiện lại bộ hồ sơ.

Trừ trường hợp có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, bộ hoặc cơ quan ngang bộ sẽ có văn bản trả lời gửi tới các doanh nghiệp.

Bước 3: Nếu pháp luật có quy định về việc bộ hoặc cơ quan ngang bộ phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ sẽ được tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời từ cơ quan liên quan.

Quá trình cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Doanh nghiệp chỉ cần nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung
  • Thời gian cấp, sửa đổi bổ sung, cấp lại không được dài hơn thời gian cấp giấy phép ban đầu
  • Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ hoặc cơ quan ngang bộ sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
  • Bộ và cơ quan ngang bộ sẽ dựa trên các quy định tại nghị định và các quy định pháp luật liên quan đã được ban hành hoặc đưa ra cơ quan có thẩm quyền để ban hành các quy định chi tiết về hồ sơ cấp giấy phép. Ngoài ra, bộ và cơ quan ngang bộ cũng sẽ công bố thông tin về cơ quan, tổ chức và địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép từ doanh nghiệp. Những quy định này nhằm đảm bảo quy trình cấp giấy phép được thực hiện đúng theo quy định và giúp doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ tới đúng địa chỉ và cơ quan có thẩm quyền.

OZ chuyên cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép cho hàng hóa nhập khẩu

OZ Việt Nam là một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép cho hàng hóa nhập khẩu, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu hàng hóa. Với đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu về quy trình cũng như quy định hải quan, OZ Việt Nam cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp toàn diện và chất lượng.

Dịch vụ của OZ bao gồm tư vấn hỗ trợ trong việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu, từ việc lựa chọn cơ quan quản lý phù hợp, thu nhập và xử lý thông tin, đến việc lập kế hoạch và triển khai thủ tục cần thiết. Đội ngũ chuyên viên của OZ sẽ làm việc trực tiếp với các cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo hồ sơ được hoàn chỉnh và đáp ứng đúng yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực.

OZ Việt Nam hiểu rõ rằng quá trình xin cấp giấy phép nhập khẩu có thể gặp nhiều khó khăn và thủ tục phức tạp. Chính vì vậy, đội ngũ nhân sự của OZ sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ khách hàng từ đầu đến cuối, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Với sự chuyên nghiệp và tận tâm, OZ Việt Nam đã và đang đạt sự tin tưởng và đánh giá cao từ phía khách hàng. Chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, giúp họ tiến tới thành công trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa của mình.

Một số câu hỏi thường gặp
  1. Các loại hàng hóa bị cấm nhập khẩu?

    Các loại hàng hóa bị cấm nhập khẩu được quy định tại mục II Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP

  2. Xin cấp giấy phép nhập khẩu ở đâu?

    Các loại hàng hóa nhập khẩu sẽ được quản lý bởi các cơ quan khác nhau, do đó địa chỉ cấp giấy phép NK cũng sẽ là khác nhau tùy thuộc vào từng loại hàng hóa.
    Các cơ quan cấp giấy phép bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

  3. Thời gian xin cấp phép trong bao lâu?

    Trừ trường hợp có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, bộ hoặc cơ quan ngang bộ sẽ có văn bản trả lời gửi tới các doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)