DAP là gì? Chi tiết điều khoản DAP trong incoterm 2020

DAP là gì? DAP trong incoterm là gì? Đây là câu hỏi không quá xa lạ đối với những người hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu vì incoterm là 1 khái niệm mà ai trong nghề cũng cần phải biết. Vậy chi phí và trách nhiệm của bên mua và bên bán như thế nào trong điều khoản này?

Định nghĩa DAP là gì?

viết tắt – tên tiếng anh DAP (Delivered at Place hay nghĩa là giao hàng tại nơi đến) là 1 thuật ngữ trong thương mại quốc tế về trách nhiệm, chi phí, rủi ro trong việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo Incoterms.

DAP hay giao hàng tại nơi đến là việc người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa đến nơi quy định

Chi tiết các điều kiện DAP trong incoterms 2020
dap la gi 4
Chi tiết các điều khoản trong incoterms 2020 mới nhất 2023 – 2024

Phương thức vận tải

Như mọi điều kiện nhóm D thì DAP Term cũng được sử dụng cho tất các các phương thức vận tại (xe tải, tàu biển, máy bay, tàu hỏa,…) và có thể sử dụng đa phương thức 1 khi.

Chuyển giao trách nhiệm và rủi ro

Như cái tên của điều kiện này là giao hàng tại nơi đến thì người bán cũng chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa cho tới khi tới địa điểm quy định. 

Rủi ro và chi phí sẽ chuyển giao sang người bán ngay lập tức khi đến nơi giao hàng nên cần quy định địa chỉ nhận hàng càng chi tiết càng tốt. Tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có khi không quy định rõ ràng trong hợp đồng

Quy định bên chi trả chi phí dỡ hàng

Trong điều kiện này thì bên mua có trách nhiệm dỡ hàng và chi trả chi phí dỡ hàng cho bên bán. Phần việc dỡ hàng này sẽ được thực hiện khi hàng hóa được giao tới điểm chỉ định tại nước nhập khẩu

Trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu

Với điều kiện giao hàng DAP, trách nhiệm của bên bán sẽ phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho lô hàng. Tuy nhiên, thủ tục thông quan đầu xuất hay đóng thuế và các chi phí khác thì bên bán không có trách nhiệm phải thực hiện.

Vậy nếu hàng hóa bị giữ lại ở cảng, cửa khẩu nước nhập khẩu thì ai phải chịu rủi ro?

Trả lời cho câu hỏi này thì bên chịu rủi ro sẽ là người mua. Và người mua phải chịu hoàn toàn chi phí, mất mát hàng hóa cho tới khi hàng hóa được thông quan. Người bán sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm từ lúc thông quan cho tới khi giao hàng tới điểm chỉ định cho bên mua.

Để tránh rủi ro này người mua có thể sử dụng điều kiện DDP

Thể hiện điều kiện giao hàng DAP incoterms 2020 trên hợp đồng thương mại

Để thể hiện điều kiện giao hàng trên hợp đồng thương mại chúng ta thể hiện như sau:

DAP “Địa điểm chỉ định nước nhập khẩu” Incoterms 2020

Công thức – Ví dụ: DAP 481 Ngoc Lam Str, Long Bien District, Hanoi, Vietnam, Incoterms 2020

Đây là 1 cách thể hiện phổ biến nhất, ngoài ra các bên còn có thể sử dụng cách thể hiện khác rõ ràng hơn, phù hợp với các bên

Nghĩa vụ của các bên tham gia
dap la gi 2
Trong incoterms 2020 – Incoterms 2010 – cập nhật chi tiết

Nghĩa vụ của bên bán

Hỏi đáp và điều kiện thương mại , tên tiếng anh và chi phí như thế nào?

Nghãi vụ chung của bên bán

Bên bán có nghĩa vụ cung cấp hàng hóa, tất cả chứng từ liên quan (hóa đơn, hợp đồng thương mại,…) để bên mua sử dụng cho việc khai báo và làm thủ tục thông quan.

Giao hàng

Người bán có trách nhiệm giao tới nơi chỉ định và hàng hóa sẵn sàng cho việc dỡ tại nước nhập khẩu mà 2 bên đã thỏa thuận trong thời gian quy định

Điểm chuyển giao rủi ro

Bên bán chịu mọi rủi ro, mất mát đối với hàng hóa cho tới khi mang hàng đến điểm giao hàng theo quy định tại hợp đồng

Chi phí và phương thức vận tải

Người bán và người mua thống nhất phương thức vận chuyển. Bên bán có trách nhiệm thuê các đơn vị vận chuyển và chịu mọi chi phí tới khi giao hàng tại điểm chỉ định.

Mua bảo hiểm

Điều kiện DAP không yêu cầu bắt buộc bên bán có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho lô hàng

Trách nhiệm thông quan xuất khẩu/ nhập khẩu

Bên bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan tại nước xuất khẩu và quá cảng (nếu có) được quy định ở nước xuất khẩu và nước quá cảnh như:

– Giấy phép xuất khẩu/quá cảnh

– Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu/ quá cảnh

– Giám định hàng hóa khi xuất khẩu/ quá cảnh

– Bất ký quy định pháp lý nào

Phân chia chi phí

– Chịu toàn bộ chi phí liên quan tới hàng hóa (nguyên liệu, vận hành, đóng gói, tem mác,…) cho tới khi chúng được giao cho người bán. Trừ những mục mà 2 bên đã thỏa thuận từ trước

– Chi phí cung cấp, chuyển phát nhanh chứng từ cho người mua

– Mọi chi phí liên quan tới việc làm thủ tục thông quan nước xuất khẩu/ quá cảnh (nếu có), thuế xuất khẩu

– Chi trả các phí vận chuyển cũng như liên quan tới dỡ hàng tại đích đến nếu như chúng thuộc hợp đồng thương mại đã ký kết

Thông báo tình trạng lô hàng cho bên mua

Bên bán phải thông báo cho bên mua bất ký những thông tin cần thiết, lịch trình để tạo kiều kiện cũng như người bán có thêm sự chuẩn bị cho việc nhận hàng

Nghĩa vụ của bên mua

dap la gi
DAP trong incoterms 2020

Nghĩa vụ chung của bên mua

Bên bán có trách nhiệm thanh toán toàn bộ tiền hàng theo như cam kết trong hợp đồng thương mại.

Các chứng từ thanh toán được cung cấp bởi người mua có thể ở dạng chứng từ hay điện tử tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên và tập quán quy định

Nhận hàng

Sau khi nhận được thông báo giao hàng bên mua phải chuẩn bị, sắp xếp để nhận hàng tại nơi quy định

Điểm chuyển giao rủi ro

Ngược lại với bên bán, bên mua phải chịu mọi rủi ro, mất mát liên quan tới hàng hóa sau khi hàng hóa được bên bán giao tới điểm chỉ định

Nếu như không thực hiện tốt việc thông quan hàng hóa tại nước nhập khẩu, người mua phải chịu toàn bộ chi phí, mất mát liên quan đến hàng hóa do kiểm hóa,…

Trường hợp người mua không kịp chuẩn bị để nhận hàng sau khi nhận được thông báo từ bên bán thì người mua sẽ chịu toàn bộ rủi ro mất mát, thiệt hại về hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng theo thời hạn quy định cho việc giao hàng

Chi phí và phương thức vận tải

Người mua không có nghĩa vụ phải thuê các phương tiện vận tải. Nghĩa vụ thuê vận tải sẽ được bên bán chịu trách nhiệm toàn bộ và các chi phí này sẽ được phân bổ vào tiền hàng như trên hợp đồng.

Mua bảo hiểm

Người mua không có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm theo điều kiện giao hàng DAP. Nhưng nếu người bán yêu cầu thông tin để mua bảo hiểm thì bên bán phải cung cấp thông tin cần thiết cho bên bán

Trách nhiệm thông quan nhập khẩu

Với điều kiện DAP, bên mua có trách nhiệm phải làm thủ tục thông quan tại nước nhập khẩu cho lô hàng. Việc đóng thuế nhập khẩu và chịu các chi phí liên quan thì bên mua cũng phải chi trả

Tất cả các chi phí sau thì thông quan thì sẽ được bên bán tiếp nhận

Phân chia chi phí

– Bên bán chịu mọi chi phí liên quan tới hàng hóa từ khi tới cảng, cửa khẩu và trong thời gian làm thủ tục thông quan tại nước nhập khẩu

– Có trách nhiệm chuẩn bị và chi trả các khoản phí cho việc dỡ hàng tại điểm chỉ định

– Hoàn trả tất cả các khoản phí và lệ phí mà người bán chi ra để hỗ trợ cho người mua (chuyển phát nhanh,…)

– Chi trả tất cả các chi phí, lệ phí và các loại thuế nhập khẩu cho lô hàng

Thông báo cho người bán để nhận hàng

Nếu có thay đổi trong việc thay đổi thời điểm giao hàng, bên mua cần thông báo lại cho bên bán để tránh các khoản chi phí phát sinh

Trên đây là bài viết về DAP là gì, nếu các bạn cần nhập khẩu mà chưa rõ thủ tục cũng như có thắc mắc vui lòng comment dưới bài viết hoặc liên hệ tới hotline: 0972433318 để Oz Việt Nam giải đáp giúp kịp thời tới các bạn.

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế Oz Việt Nam

  • Địa chỉ:  Số 57, ngõ 481 Ngọc Lâm , P. Ngọc Lâm, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.
  • Điện thoại: 0972433318
  • Email: xnkngantin@gmail.com
  • Website: thutucxuatnhapkhau.com

DAP là từ viết tắt của đường kính trước và sau của tử cung – điều kiện thương mại DAP, Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (DPU – Delivered at Place Unloaded)

Đánh giá post