Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào mà chúng ta không thể lường trước được. Nó có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan như điều kiện thời tiết hoặc có thể từ nguyên nhân chủ quan đến từ con người như đâm va, cháy, nổ,…

Do vậy để hạn chế tối đa rủi ro và tổn thất trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa thì bảo hiểm hàng hóa chính là một trong những giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề này.

Vậy hãy cùng thutucxuatnhapkhau.com đi tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ở bài viết này nhé!

Bảo hiểm hàng hóa là gì?

một cam kết giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Theo đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người mua bảo hiểm nếu quá trình vận chuyển hàng hóa bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra. Với điều kiện những rủi ro được bồi thường phải có thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm mà hai bên đã ký.

Những rủi ro trong xuất nhập khẩu bằng đường biển

Thông thường được chia thành hai loại

Theo nguồn gốc phát sinh

Do thiên tai: bao gồm những hiện tượng tự nhiên mà con người không thể nào chi phối được như bão, gió lốc, sóng thần, biển động,…

Do tai họa của biển: những tai họa có thể xảy ra với các con tàu vận chuyển ngoài biển như mắc cạn, đắm chìm, cháy nổ, mất tích,…

Do các tai nạn bất ngờ khác: các tác động ngẫu nhiên bên ngoài không thuộc những rủi ro đã đề cập ở trên. Các rủi ro này có thể xảy ra trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, lưu kho,… trong vận chuyển bộ và vận chuyển thủy (đường biển).

Theo nghiệp vụ bảo hiểm

Rủi ro thông thường: gồm những rủi ro mang tính chất bất ngờ và ngẫu nhiên xảy ra ngoài mong muốn như thiên tai, tai họa từ biển, tai nạn bất bất ngờ,…

Rủi ro được bảo hiểm riêng: trường hợp này sẽ được quy định cụ thể khi hai bên thỏa thuận hợp đồng, chứ không được bồi thường theo các điều kiện gốc. Các rủi ro trong trường hợp này có thể là chiến tranh, đình công, khủng bố,…

Rủi ro không được bảo hiểm: đối với các rủi ro đương nhiên xảy ra do bản chất của hàng hóa hay do lỗi từ phía người được bảo hiểm.

Điều kiện trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Điều kiện bảo hiểm quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bao gồm các điều kiện cụ thể sau:

chaytaiwed 1
Sự cố cháy tàu

Điều kiện bảo hiểm loại C

Được áp dụng trong trường hợp hàng hóa hay tài sản vận chuyển bị thiệt hại do các nguyên nhân sau:

  • Tàu bị mắc cạn, lật úp và bị đắm.
  • Tàu bị va chạm, đâm vào bất kỳ vật thể nào không kể nước.
  • Cháy hoặc nổ.
  • Phương tiện vận tải bộ bị lật hay trật bánh.
  • Dợ hàng ở cảng nơi tàu gặp nạn.
  • Hàng bị ném khỏi tàu.
  • Phương tiện chở hàng mất tích và khiến hàng hóa bị thất thoát.

Điều kiện bảo hiểm loại B

Ngoài những rủi ro như trên, người được bảo hiểm cũng sẽ được bồi thường khi xảy ra các rủi ro sau:

  • Động đất, núi lửa phun trào hay sét đánh.
  • Hàng bị nước cuốn khỏi tàu hay bị ném khỏi tàu.
  • Nơi để hàng bị nước tràn vào.
  • Hàng hóa tổn thất do dỡ hàng qua lan can tàu tại cảng.

 Điều kiện bảo hiểm loại A

Ngoài những rủi ro được đề cập trong điều kiện bảo hiểm B và C như trên. Nếu đối tượng được bảo hiểm rơi vào các trường hợp sau thì vẫn sẽ được bồi thường:

  • Mất cắp, mất trộm.
  • Thiếu nguyên kiện.
  • Hen rỉ, gãy trong quá trình vận chuyển.
  • Rách, vỡ, bị ướt hay bị làm bẩn,…

Giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

bao hiem hang hoa xuat nhap khauwed

Là giá trị bằng tiền của hàng hoá, thường được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm ký hợp đồng

Công thức:

V = C + I + F

Trong đó: V là giá trị bảo hiểm của hàng hóa

                C là giá hàng hóa tại cảng đi

                 I là phí bảo hiểm 

                 F là cước phí vận tải

Trong Bảo hiểm hàng hoá, Giá trị bảo hiểm là giá theo Hợp đồng mua bán Ngoại Thương (có thể là giá CIF, FOB, CFR….)

Số tiền bảo hiểm

Là khoản tiền nhất định ghi trong đơn Bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm (thường được đổi ra giá CIF) Số tiền bảo hiểm có thể bao gồm:

Theo tập quán:

– Giá hàng

– 100 % CIF – Cước vận chuyển

– 110% (10% là lãi ước tính của lô hàng)

– Thuế nhập khẩu

– Phí bảo hiểm

– Lãi ước tính (10%Số tiền bảo hiểm)

Quy trình mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Khi doanh nghiệp có nhu cầu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ tìm đến công ty bảo hiểm và thực hiện dịch vụ này. Quy trình bảo hiểm diễn ra như sau:

Bước 1: Gửi giấy yêu cầu bảo hiểm

Công ty, doanh nghiệp có nhu cầu bảo hiểm cho hàng hóa của mình sẽ liên hệ với công ty bảo

hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ gửi lại giấy yêu cầu bảo hiểm cho doanh nghiệp yêu cầu bảo hiểm.

Giấy yêu cầu bảo hiểm gồm có các nội dung chính như :

  • Thông tin về người được bảo hiểm
  • Thông tin về hàng hóa được bảo hiểm
  • Yêu cầu bảo hiểm
  • Các chứng từ đính kèm
  • Phần kê của đại lý, công ty môi giới
  • Nghiệp vụ của công ty bảo hiểm

Bước 2: Công ty yêu cầu bảo hiểm điền đầy đủ thông tin vào giấy yêu cầu bảo hiểm

Các thông tin trên giấy yêu cầu bảo hiểm, công ty yêu cầu bảo hiểm sẽ phải hoàn thiện đầy đủ

trừ nội dung phần kê của công ty môi giới và nghiệp vụ của công ty bảo hiểm

Bước 3: Công ty yêu cầu bảo hiểm sẽ gửi bản fax của giấy yêu cầu bảo hiểm đến công ty bảo hiểm

Bước 4: Công ty bảo hiểm gửi hợp đồng bảo hiểm đến cho công ty yêu cầu bảo hiểm

Bước 5: Công ty yêu cầu bảo hiểm sau khi xem xét các điều khoản trong hợp đồng sẽ ký xác

nhận, sau đó, công ty bảo hiểm sẽ gửi bảng thu phí bảo hiểm cho dịch vụ.

Bước 6: Khách hàng mua bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm xuất nhập khẩu.

Trên đây là những nội dung về bảo hiểm hàng hóa trong xuất nhập khẩu. Mình hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hình dung ra được tầm quan trọng cũng như khi nào thì nên mua bảo hiểm để hạn chế các rủi ro xảy ra. Chúc các bạn thành thạo trong vấn đề về bảo hiểm hàng hóa

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế Oz Việt Nam

Địa chỉ: Số 8 ngõ 162 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Website: https://ozfreight.com/

 

Đánh giá post